Bài thu hoạch chỉ thị 05 năm 2016

– Vui lòng chọn liên kết -UBND Tỉnh Kon TumHội Liên Hiệp Phụ Nữ TP. Hồ Chí MinhCổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ Nước CHXHCN Việt NamHội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt NamBáo Phụ Nữ Việt Nam Hôm nay : 256 Hôm qua : 352 Tháng này : 2786 Năm này : 0 Tổng truy cập : 173079 Hits Today : Total Hits : 849742 *Đề cương báo cáo chuyên đề: Chỉ thị 05 và chủ đề năm 2016 – Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

*Đề cương báo cáo chuyên đề

Chỉ thị 05 và chủ đề năm 2016: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Báo cáo chuyên đề về Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và chủ đề thực hiện Chỉ thị năm 2016.

Bạn đang xem: Bài thu hoạch chỉ thị 05 năm 2016

– Nội dung trình bày gồm 3 vấn đề:

1- Sự cần thiết phải đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiện nay,

2- Nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

3- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như thế nào.

Nội dung

Phần thứ nhất:

SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

1- Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của cách mạng Việt Nam

– Hội nghị Trung ương 8, tháng 5-1941

– Đại hội II (1-1951)

– Đại hội VII (6-1991) khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng.

– Đại hội IX (4-2001), đã khẳng định “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam”; “Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta”; “tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”.

2- Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và vấn đề chống suy thoái, về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và xã hội.

3- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là chủ trương nhất quán, lâu dài, liên tục của Đảng ta

– Từ ngày thành lập, thực hiện Chính cương, sách lược văn tắt…

– Mặt trận Việt Minh và cao trào giải phóng dân tộc.

– Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội: Sống chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.

– Bắt đầu đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Đại hội VI (1986) đã yêu cầu; “Mỗi người cộng sản chúng ta cần phải suốt đời học tập, noi gương đạo đức, tác phong của Bác Hồ, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, ghi nhớ và làm theo lời dạy của Người, nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, xứng đáng là người lãnh đạo và người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.

– Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định “… đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Phần thứ hai

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA

TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

– Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991) lần đầu tiên Đảng ta khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Văn kiện của Đại hội đã nêu: “Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta”.

– Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) đã khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, “soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”.

– Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh:

+ Truyền thống dân tộc

+ Tinh hoa văn hóa nhân loại (đông – tây)

+ Chủ nghĩa Mác – Lênin

+ Những nhân tố chủ quan của con người Hồ Chí Minh.

2- Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh:

(1)- Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;

(2)- Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;

(3)- Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;

(4)- Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân;

(5)- Tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;

(6)- Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;

(7)- Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;

(8)- Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;

(9)- Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân…

3. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh

3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển của dân tộc Việt Nam

3.1.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam

3.1.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

3.2. Ý nghĩa quốc tế của Tư tưởng Hồ Chí Minh

3.2.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng thời đại.

3.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra giải pháp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người

3.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả

4. Về nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

– Vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” cần tập trung nghiên cứu, quán triệt nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sáu nhóm vấn đề: Về con đường của cách mạng Việt Nam; Về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Về nhân dân, đại đoàn kết toàn dân; Về xây dựng văn hóa và con người; Về phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; Về xây dựng đảng.

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường của cách mạng Việt Nam

1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

1.1.1. Về vấn đề dân tộc thuộc địa

1.1.2. Về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong phong trào giải phóng dân tộc

1.1.3. Về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người

1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

– Về chính trị: xác định và xây dựng các yếu tố của hệ thống chính trị do giai cấp công nhân lãnh đạo.

– Về kinh tế: bước đầu xây dựng được các cơ sở kinh tế mang tính chất xã hội chủ nghĩa, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.

– Về văn hóa, xã hội, đời sống tinh thần: trong cách mạng dân tộc, dân chủ, khối quần chúng công – nông – trí thức và các giai tầng xã hội khác đã có ý thức giác ngộ, đoàn kết trong một mặt trận dân tộc thống nhất; những nhân tố mới của văn hóa, giáo dục đã được hình thành dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

– Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ.

– Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

– Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức,

– Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý.

– Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Về mục tiêu: Hồ Chí Minh khẳng định, xây dựng chủ nghĩa xã hội bao gồm cả chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, xây dựng con người.

Về động lực: Người chỉ rõ, quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công – nông – trí thức.

2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

– “Tuỳ hoàn cảnh mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau. Có nước đi thẳng lên con đường chủ nghĩa xã hội (cộng sản),… có nước phải qua chế độ dân chủ mới rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản)…” .

– “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài”.

– Về những nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước; phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị – xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

– Về phương châm xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ hai bàn tay trắng đi lên thì khó khăn còn nhiều và lâu dài” , “phải làm dần dần”, “không thể một sớm, một chiều”, “ai nói dễ là chủ quan và sẽ thất bại”.

– Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, đặc biệt là quyết tâm (chỉ tiêu một, biện pháp mười, quyết tâm hai mươi) để thực hiện thắng lợi kế hoạch đã đề ra.

2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2.4.1. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2.4.2. Phải xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp và nông nghiệp hợp lý

2.4.3. Tất yếu khách quan phải tiến hành công nghiệp hóa

2.4.4. Các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và định hướng lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam

Đề xây dựng và phát triển kinh tế có nhiều thành phần như trên, Hồ Chí Minh đưa ra chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ gồm bốn điểm mấu chốt:

Một là, công tư đều lợi. Hai là, chủ thợ đều lợi. Ba là, công nông giúp nhau. Bốn là, lưu thông trong ngoài.

2.4.5. Phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu

2.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc

2.5.1. Về xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang nhân dân

2.5.2. Về xây dựng bản chất cách mạng và ý thức chính trị cho quân đội

2.5.3. Về xây dựng thế trận lòng dân, nền quốc phòng toàn dân

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân, xây dựng văn hóa, con người

3.1.1. Về phạm trù nhân dân

3.2. Về không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân

Người nêu rõ mục tiêu của Nhà nước là:

“1. Làm cho dân có ăn.

2. Làm cho dân có mặc.

3. Làm cho dân có chỗ ở.

4. Làm cho dân có học hành”.

3.3. Về đại đoàn kết toàn dân tộc

4.Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa và con người

4.1. Khái niệm văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh

– Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa được hiểu theo cả 3 nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp.

4.2. Quan điểm về xây dựng nền văn hoá mới

Theo Hồ Chí Minh, nền văn hoá dân tộc phải được xây dựng trên 5 điểm lớn sau đây:

“(1) Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.

(2) Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

(3) Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

(4) Xây dựng chính trị: dân quyền.

Xem Thêm : Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

(5) Xây dựng kinh tế”.

4.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người

4.3.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người

– “Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng”. Theo Người, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”

– Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.

4.3.2. Về chiến lược “trồng người”.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân

5.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ

5.1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ

firstreal.com.vn.vn điểm Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ

a) Xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ rộng rãi

b) Xây dựng các tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể chính trị – xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội

5.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân

5.2.1. Về Nhà nước pháp quyền

Nhà nước của dân.

Nhà nước do dân”.

Nhà nước vì dân

5.2.2. Về bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước

– Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

– Nhà nước bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước.

– Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ.

5.2.3. Về xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống.

Ở cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã hai lần đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp ( Hiến pháp 1946 và 1959), đã ký công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh và nhiều văn bản dưới luật khác.

Phép trị nước của Hồ Chí Minh là kết hợp cả “pháp trị “ và “đức trị – nhân trị”. Trong đó “pháp trị” rất nghiêm khắc, công minh và “đức trị – nhân trị” cũng rất tình người, bao dung, thấu tình đạt lý.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài. Những yêu cầu cảu Người đối với đội ngũ cán bộ, công chức bao gồm:

– Tuyệt đối trung thành với cách mạng.

– Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.

– Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

– Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”.

Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.

6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đảng

6.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng

6.1.1. Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

6.1.2. Về vai trò lãnh đạo và bản chất của Đảng

6.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

6.2.1. Tính tất yếu khách quan của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

6.2.2. Nội dung công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

a) Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng

b) Xây dựng Đảng về tổ chức

c) Xây dựng Đảng về đạo đức

6.2.3. Về các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng

a) Nguyên tắc tập trung dân chủ

b) Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

c) Nguyên tắc tự phê bình và phê bình

d) Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh, tự giác

đ) Nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng

Có thể tóm tắt tập trung vào 5 vấn đề

Một là, Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc.

1- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

– Về vấn đề dân tộc thuộc địa

– Về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong phong trào giải phóng dân tộc

– Về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người

2- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên của dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

– Về chính trị: xác định và xây dựng các yếu tố của hệ thống chính trị do giai cấp công nhân lãnh đạo.

– Về kinh tế: bước đầu xây dựng được các cơ sở kinh tế mang tính chất xã hội chủ nghĩa, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.

– Về văn hóa, xã hội, đời sống tinh thần: trong cách mạng dân tộc, dân chủ, khối quần chúng công – nông – trí thức và các giai tầng xã hội khác đã có ý thức giác ngộ, đoàn kết trong một mặt trận dân tộc thống nhất; những nhân tố mới của văn hóa, giáo dục đã được hình thành dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

3- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

+Về mục tiêu: Hồ Chí Minh khẳng định, xây dựng chủ nghĩa xã hội bao gồm cả chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, xây dựng con người. Về động lực: Người chỉ rõ, quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công – nông – trí thức.

+ Phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

+ Tính tất yếu khách quan phải tiến hành công nghiệp hóa; Các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và định hướng lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam

+ Đề xây dựng và phát triển kinh tế có nhiều thành phần như trên, Hồ Chí Minh đưa ra chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ gồm bốn điểm mấu chốt: công tư đều lợi; chủ thợ đều lợi ; công nông giúp nhau ; lưu thông trong ngoài.

+ Phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu

– Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc

+ Về xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang nhân dân

+ Về xây dựng bản chất cách mạng và ý thức chính trị cho quân đội

+ Về xây dựng thế trận lòng dân, nền quốc phòng toàn dân

Hai là, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ

1- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ

– Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ

– Quan điểm Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ

+ Xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ rộng rãi

+Xây dựng các tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể chính trị – xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội

2- Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân

– Về Nhà nước pháp quyền

+ Trăm đều phải có thần linh pháp quyền.

+ Nhà nước của dân; Nhà nước do dân; Nhà nước vì dân

– Về bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước

+ Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

+ Nhà nước bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước.

+ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ.

Xem thêm: 6 Anime Like Netoge No Yome Wa Onnanoko Ja Nai To Omotta? ? And You Thought There Is Never A Girl Online

– Về xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

+ Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống.

+ Ở cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã hai lần đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp ( Hiến pháp 1946 và 1959), đã ký công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh và nhiều văn bản dưới luật khác.

+ Phép trị nước của Hồ Chí Minh là kết hợp cả “pháp trị “ và “đức trị – nhân trị”. Trong đó “pháp trị” rất nghiêm khắc, công minh và “đức trị – nhân trị” cũng rất tình người, bao dung, thấu tình đạt lý.

– Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài. Những yêu cầu cảu Người đối với đội ngũ cán bộ, công chức bao gồm:

+ Tuyệt đối trung thành với cách mạng.

+ Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.

+Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

+ Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”.

Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.

Ba là, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

1- Về phạm trù nhân dân “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trên thế giới không có lực lượng nào mạnh bằng sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân”

2- Về không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân

Người nêu rõ mục tiêu của Nhà nước là:

“1. Làm cho dân có ăn.

2. Làm cho dân có mặc.

3. Làm cho dân có chỗ ở.

4. Làm cho dân có học hành”

3- Về đại đoàn kết toàn dân tộc

Bốn là, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa và con người

1-Khái niệm văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh

– Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa được hiểu theo cả 3 nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp.

2- Quan điểm về xây dựng nền văn hoá mới

– Theo Hồ Chí Minh, nền văn hoá dân tộc phải được xây dựng trên 5 điểm lớn sau đây:

“(1) Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.

(2) Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

(3) Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

(4) Xây dựng chính trị: dân quyền.

Xem Thêm : Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

(5) Xây dựng kinh tế”.

Xem Thêm : Thám Tử Conan Movie 23: Quả Đấm Sapphire Xanh

3- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người

– Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người

+ “Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng”. Theo Người, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”

+ Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.

– Về chiến lược “trồng người”.

Năm là, Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đảng

1-Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng

– Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

– Về vai trò lãnh đạo và bản chất của Đảng

2- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

– Tính tất yếu khách quan của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

– Nội dung công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

+Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng

+ Xây dựng Đảng về tổ chức

+Xây dựng Đảng về đạo đức

– Về các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ

+ Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

+ Nguyên tắc tự phê bình và phê bình

+Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh, tự giác

+ Nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng.

II. ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

1.1. Vị trí, vai trò của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗi người

– Có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được sự nghiệp cách mạng vẻ vang.

– Đạo đức là tiêu chí đánh giá sự văn minh, cao thượng của xã hội, con người.

– Đạo đức giúp con người luôn giữ được nhân cách, bản lĩnh làm người trong mọi hoàn cảnh, không dễ bị thay đổi trước những xoay vần, biến thiên của thời cuộc: Giàu sang không thể quyết rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục.

– Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi lẽ, có tâm, có đức mới giữ vững được chủ nghĩa Mác – Lênin, đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào cuộc sống.

– Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, cấu trúc nhân cách bao gồm hai mặt: đạo đức và tài năng, phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, trong đó, Người xác định đạo đức, phẩm chất, hồng là gốc, là nền tảng, nhưng điều đó không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài.

– Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Người thường nhắc lại ý của V. I. Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại.

– Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập đến một cách toàn diện.

1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những phẩm chất cơ bản của đạo đức cách mạng

1.2.1. Trung với nước, hiếu với dân

1.2.2. Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình

1.2.3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

1.2.4. Tinh thần quốc tế trong sáng

1.3. Nguyên tắc xây dựng đạo đức

1.3.1. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

1.3.2. Xây đi đôi với chống

1.3.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

2.1. Suốt đời vì dân, vì nước

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người cả đời phấn đấu hy sinh, tất cả vì dân, vì nước, vì hạnh phúc con người.

Là lãnh tụ của dân tộc, Người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ trách nhiệm của cá nhân: Lo cho dân, cho nước từ những việc lớn đến việc nhỏ. Hồ Chí Minh gắn bó với đồng bào theo đúng nghĩa anh em, chị em, con cháu và thật sự Người có tình cảm, trách nhiệm với họ như những người ruột thịt.

Trong Di chúc, Hồ Chí Minh viết: “Về việc riêng – suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”

2.2. Ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt được mục đích

Được nuôi dưỡng trên một truyền thống đạo đức của dân tộc, ở Hồ Chí Minh đã hình thành một lý tưởng và hoài bão đúng đắn, tạo ra động lực cho Người vượt qua mọi thử thách, chông gai để đưa cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng. Trên các chặng đường cách mạng, Hồ Chí Minh sống một cuộc sống kham khổ, hành trình qua bốn đại dương, năm châu lục. Ý chí và nghị lực tinh thần to lớn của Hồ Chí Minh trưởng thành qua thực tiễn cách mạng, kết hợp với một niềm tin, một tinh thần lạc quan từ trong tâm hồn của Người.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh từng bị tù đày nhiều nơi, nhưng vẫn luôn giữ thái độ lạc quan, tin tưởng vào sức mạnh của con người, vào cuộc sống, chính nghĩa, với ý chí, nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn.

2.3. Hết lòng thương yêu, quý trọng, phục vụ nhân dân

– Là một tấm gương mẫu mực phục vụ nhân dân, Hồ Chí Minh ý thức rõ rằng, đã là cán bộ thì phải có trách nhiệm với dân, làm cán bộ chứ không phải quan cách mạng, cho nên từ việc nhỏ đến lớn đều phải vì nhân dân; ở bất kỳ cương vị nào cũng phải vì nhân dân mà phục vụ. “Làm Chủ tịch nước, trăm điều phải lo. Trời mưa, trời nắng, gió bão… chưa ai lo, mình đã phải lo. Các cháu choẹt mắt, chưa ai lo, mình đã phải lo”. Hồ Chí Minh định nghĩa cái gì có lợi cho nhân dân, cho dân tộc là chân lý, và Người xem phục vụ nhân dân là phục tùng chân lý; làm công bộc cho dân là một việc làm cao thượng.

Hồ Chí Minh dặn dò: “Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Hồ Chí Minh là người thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí để không ngừng thực hành dân chủ cho dân. Ngày đêm Người đau đáu một điều là “giành được độc lập rồi, thì phải làm cho dân được ăn no mặc ấm”. Nếu không, nền độc lập đó chẳng có giá trị gì; để dân đói, dân rét thì Đảng và Chính phủ có lỗi với dân.

2.4. Nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, luôn hết mực vì con người

Giáo sư Trần Văn Giàu từng khẳng định: “Tầm cỡ của một hiền triết chung quy là ở mức quan tâm đến con người, con người thật đang phải sống trên quả đất này và chắc còn sống lâu dài đến vô tận thời gian, lấy đó làm trung tâm của mọi suy tư và chủ đích của mọi hành động. Cụ Hồ thuộc loại hiền triết đó; vì đó mà Cụ lớn”

Mo-ha-med La-ma-ri, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Dân chủ Nhân dân An giê ri tại Việt Nam, từng khẳng định: “Ưu điểm lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là không chỉ đấu tranh cho một lá cờ, cho một sự giải phóng ở bề mặt bên ngoài, Người muốn tiến hành một cuộc chiến đấu cho phẩm giá con người, cho sự giải phóng và phúc lợi của toàn dân và nhờ thế mà cuộc cách mạng do Người phát động đã mang tầm cỡ thế giới…”

Trong Di chúc, Bác viết: “Đầu tiên là công việc đối với con người”

Lòng khoan dung nhân ái của Hồ Chí Minh luôn dành hết mực cho mọi kiếp người. Người cảm thấy rất đau khổ khi nhìn thấy những thanh niên Mỹ chết một cách vô ích ở Việt Nam. Hiếm có một lãnh tụ nào trong chiến tranh mà lại thấy được máu nào cũng là máu, người nào cũng là người, đều quý như nhau. Ngay đối với kẻ thù xâm lược đã gây nên bao đau thương cho dân tộc mình, gây ra bao tội ác man rợ đối với nhân dân, nhưng khi chúng bị bắt, Người vẫn căn dặn cán bộ, chiến sĩ ta phải đối xử với họ một cách khoan hồng, phải làm cho thế giới thấy rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc văn minh, tiến bộ, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước.

2.5. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và hết sức khiêm tốn

Hồ Chí Minh thực hành triệt để tất cả những gì Người quan niệm, thậm chí Người còn làm nhiều hơn những gì Người nói.

Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm trong ăn, mặc, ở, đi lại… Mọi cái ở Người được sử dụng một cách hợp lý. Ở Hồ Chí Minh, tiết kiệm đã trở thành nếp sống, sinh hoạt, kết tinh và đọng lại thành giá trị văn hoá, một triết lý nhân sinh, biểu trưng của lối sống văn minh, hiện đại làm cơ sở cho việc thực hiện tinh thần nhân văn cao cả trong thế giới còn nghèo đói, khó khăn, vật lộn để sinh tồn và phát triển.

Giữ mình liêm khiết, trong sạch, Hồ Chí Minh sống trung thực, chân thành với chính mình và với người khác, luôn tôn trọng nhân cách người khác. Người biết nâng con người lên, khuyến khích, động viên để con người thấy rõ giá trị đích thực của cuộc sống, có khát vọng sống.

Hồ Chí Minh là một tấm gương đấu tranh không mệt mỏi chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội, trong mỗi con người, những biểu hiện tiêu cực, nhất là căn bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu trong bộ máy tổ chức của Đảng, Nhà nước. Hồ Chí Minh có thái độ rõ ràng, công minh trước công và tội. Người viết nhiều bài báo giáo dục, cảnh tỉnh cán bộ, đảng viên không được phép làm “quan cách mạng”, phòng tránh những cám dỗ đời thường để không bị ngã gục trước những “viên đạn bọc đường”. Người đã trực tiếp chỉ đạo xét xử những vụ án lớn; phân tích thấu tình đạt lý những nguyên nhân dẫn đến lỗi lầm của cán bộ, đảng viên, trong đó có đảng viên có chức có quyền, củng cố niềm tin của nhân dân vào cán cân công lý của luật pháp, vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

III. PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

1. Khái niệm phong cách và phong cách Hồ Chí Minh

1.1. Khái niệm phong cách

– Trước Đại hội VII (tháng 6-1991), Đảng ta thường dùng khái niệm “tác phong” để nói về “tác phong Hồ Chủ tịch”. Hai chữ “tác phong” được hiểu là phong cách làm việc và phong cách công tác của Hồ Chí Minh. Từ Đại hội VII, “tác phong” được thay bằng “phong cách” trong cụm từ “Tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

– Nói phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với tư tưởng, đạo đức của Người; thể hiện của một nhân cách lớn, siêu việt, trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng, nhân văn. Đó là phong cách của một vĩ nhân, một chiến sỹ cộng sản lỗi lạc, một nhà văn hóa lớn.

– Phong cách cách mạng Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa hoc, đạo đức, thẩm mỹ. Phong cách Hồ Chí Minh gồm những điểm nổi bật sau đây:

1. Phong cách tư duy

Hồ Chí Minh là người mác-xít, phong cách tư duy của Người trước hết là phương pháp biện chứng duy vật: xuất phát từ thực tiễn để trở lại biến đổi thực tiễn. Hồ Chí Minh đã thể hiện một phong cách tư duy khoa học và hiệu quả với những đặc trưng nổi bật như sau:

1.1.Phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại

Từ cách tiếp cận vấn đề một cách khoa học, gắn với yêu cầu của thực tiễn và điều kiện lịch sử, Người đã vượt qua các lớp sĩ phu yêu nước tiền bối, sớm nhận thức được những vấn đề của thời đại mình. Phong cách tư duy mới đã giúp Nguyễn Ái Quốc có quyết định đi sang phương Tây để tìm đường cứu nước. Nhờ đó, Người đã có dịp sống ở những trung tâm văn hóa – khoa học – chính trị nổi tiếng của thế giới thời đó, như Niu Ooc, Pari, Luân đôn, Mat-xcơ-va…, tiếp xúc, hoạt động gần gũi với những đại diện xuất sắc của trí tuệ thời đại bấy giờ – các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, nhà hoạt động chính trị, cách mạng nổi tiếng,… nhanh chóng trưởng thành về nhiều mặt, trong đó có tư duy biện chứng và hiện đại.

Nhờ có phong cách tư duy đó, cùng với sự cần cù chịu khó, óc quan sát và suy nghĩ từ thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc đã tự trang bị cho mình một vốn học vấn sâu rộng và chắc chắn, để trở thành một trí thức tự học, không bằng cấp, nhưng uyên bác về nhiều mặt. Đó là phong cách tư duy không tiếp thu một cách thụ động, không dừng lại ở sự vật, hiện tượng bề ngoài, mà đi sâu phân tích, so sánh, chắt lọc, lựa chọn, tổng hợp, rút ra những phán đoán, đi tới những kết luận mới, đề ra những luận điểm mới, vừa kế thừa, vừa phát triển sáng tạo để tiếp tục vượt lên phía trước. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã bắt kịp với nhịp sống và sự phát triển của thời đại, để có thể lựa chọn đúng đường đi cho dân tộc và dự kiến được những bước phát triển mới của lịch sử.

1.2.Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo

Đó là phong cách tư duy không giáo điều, rập khuôn, không vay mượn của người khác, hết sức tránh lối cũ, đường mòn, tự mình tìm tòi, suy nghĩ, truy đến tận cùng bản chất của sự vật, hiện tượng để tìm ra chân lý, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn.

Hồ Chí Minh đã không ngừng làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn văn hóa – tư tưởng của nhân loại. Người đã tìm hiểu, tiếp thu những yếu tố dân chủ, tiến bộ, nhân văn của các học thuyết khác, theo tư tưởng chỉ đạo của Lênin: “Chỉ những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”.

Tư duy sáng tạo của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc di huấn của các bậc thầy của cách mạng vô sản, “không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm”, mà “phải tự mình phát triển hơn nữa lý luận của Mác, vì lý luận này chỉ đề ra nguyên lý chỉ đạo chung, còn việc áp dụng những nguyên lý ấy, thì xét riêng từng nơi, ở Anh không giống ở Pháp, ở Pháp không giống ở Đức, ở Đức không giống ở Nga”. Đó chính là quan điểm thực tiễn, cơ sở của sự sáng tạo.

1.3. Phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình

Thể hiện rõ nhất của phong cách tư duy này ở Hồ Chí Minh là luôn biết xuất phát từ cái chung, cái nhân loại, từ những chân lý phổ biến, những “lẽ phải không ai chối cãi được” để nhận thức và lý giải những vấn đề của thực tiễn. Người từng viết: “Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau: Ấy là dân nào cũng ưa sự lành và ghét sự dữ”; hay: “Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ”.

Để đàm phán, thuyết phục đối phương đi tới đồng thuận, Người thường lập luận trên cơ sở nguyên tắc về tính đồng nhất của nguyên lý. Người viết: “Quyền độc lập, tự do ở nước nào cũng vậy, đều do xương máu của những nghĩa sĩ và đoàn kết của toàn quốc dân mà xây dựng nên. Vậy nên, những người chân chính ham chuộng độc lập, tự do của nước mình thì phải kính trọng độc lập, tự do của các dân tộc khác” Trong thư gửi những người bạn Pháp ở Đông Dương năm 1946, Người viết: “Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó độc lập. Các bạn yêu đồng bào của các bạn và muốn họ được tự do… Chúng tôi cũng phải được yêu nước của chúng tôi và muốn nó độc lập chứ! Chúng tôi cũng phải được phép yêu đồng bào chúng tôi và muốn họ được tự do chứ! Cái mà các bạn coi là lý tưởng, cũng phải là lý tưởng của chúng tôi”

Với phong cách tư duy này, Hồ Chí Minh phê phán thói “kiêu ngạo cộng sản”, Người nói: “Vì chúng ta là con của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, chúng ta chỉ biết trung thành với giai cấp vô sản, quyết tâm đấu tranh cho nhân dân. Thế thôi”

Hồ Chí Minh coi công việc chúng ta đang làm hôm nay – giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới, bảo vệ Tổ quốc là sự nối tiếp sự nghiệp cha ông đã mở ra từ mấy nghìn năm trước. Người nói:

“Các vua Hùng đã có công dựng nước,

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Vì “cuộc chiến đấu hiện thời của chúng ta chỉ là kết tinh của cuộc trường kỳ đề kháng mà ông cha, anh em chúng ta đã tiếp tục trong tám mươi năm Pháp thuộc”.

Sự hài hòa, uyển chuyển, lý tưởng và đạo đức nhân văn thể hiện rõ trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Người. Bản thân Lời kêu gọi có sức mạnh giục giã như lời hịch của núi sông, thôi thúc mọi người cầm vũ khí, đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhưng lại được viết bằng những lời lẽ rất hòa bình, nhân danh chính nghĩa mà chiến đấu, không hề có một chữ nào nói đến căm thù và chém giết. Trong thư gửi tướng R.Salan – người từng tháp tùng Hồ Chí Minh trong chuyến thăm nước Pháp – vừa được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp thay tướng J.Valluy, Người viết: “Chúng ta từng là những người bạn tốt… Nhưng hoàn cảnh ngoài ý muốn đã biến chúng ta thành hai kẻ đối địch. Điều đó thật đáng tiếc!”…

2. Phong cách làm việc

2.1. Phong cách lãnh đạo

Là lãnh tụ của cách mạng Việt Nam, phong cách làm việc Hồ Chí Minh được thể hiện trước hết ở phong cách lãnh đạo.

2.1.1.Phong cách dân chủ, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

Người giải thích: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là dân chủ tập trung”. Người thường nói: đề ra công việc, đẻ ra nghị quyết, không khó, vấn đề là thực hiện nó. Ai thực hiện? – Tập thể, quần chúng. Vì vậy, có dân chủ, bàn bạc tập thể mới cùng nhất trí, cùng quyết tâm thực hiện, tránh được “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Sở dĩ xảy ra mất đoàn kết vì người lãnh đạo còn chuyên quyền, độc đoán, áp đặt chủ quan, trong hội nghị thì mọi người miễn cưỡng đồng tình, sau hội nghị, đã không thông thì không quyết tâm thực hiện.

Phong cách dân chủ Hồ Chí Minh được biểu hiện từ việc lớn cho đến việc nhỏ. Từ soạn thảo Tuyên ngôn độc lập đến viết một bài báo…, Người đều tham khảo ý kiến của Bộ Chính trị, hay những người xung quanh. Người tuân thủ chặt chẽ quy trình ra quyết định. Mọi vấn đề kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật,… Người đều dựa vào đội ngũ trí thức, chuyên gia trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, yêu cầu chuẩn bị kỹ, trao đổi rộng, sao cho mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước phải được cân nhắc, lựa chọn thận trọng, để sau khi ban hành, ít phải thay đổi, bổ sung.

Phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh là biết động viên, khuyến khích “khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, tức là phải làm cho cấp dưới không sợ nói sự thật và cấp trên không sợ nghe sự thật. Khi cần thiết, để lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, Người quyết định triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt (1964) – một “Hội nghị Diên Hồng” của thời đại mới.

Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về phong cách làm việc thật sự dân chủ, tôn trọng tập thể, không phân biệt chức vụ cao thấp. Thực hiện dân chủ, tôn trọng tập thể là vấn đề có tính nguyên tắc xuất phát từ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của đảng kiểu mới.

Theo Người, thực hành dân chủ, tôn trọng các quyết định của tập thể, biết lắng nghe ý kiến mọi người thì sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo và quy tụ được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều người, tạo nên sức mạnh to lớn để giải quyết mọi nhiệm vụ. Người đã sớm cảnh báo về hiện tượng mất dân chủ, không tôn trọng tập thể trong công tác cán bộ, nhất là những người có chức, có quyền cao. Phong cách làm việc dân chủ, tôn trọng tập thể của Hồ Chí Minh hoàn toàn đối lập với phong cách làm việc theo kiểu áp đặt mệnh lệnh hành chính, độc đoán chuyên quyền, chủ quan duy ý chí, dân chủ hình thức hoặc dân chủ cực đoạn tùy tiện, tự do vô chính phủ. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, lối làm việc dân chủ, tôn trọng tập thể đi liền với sự quyết đoán, tinh thần trách nhiệm cá nhân.

2.1.2. Tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát cụ thể, thường xuyên

Theo Hồ Chí Minh, sau khi nghị quyết đã được ban hành, phải tổ chức tốt để nghị quyết đi vào cuộc sống; điều đó gắn liền với công việc kiểm tra, kiểm soát. Muốn tốt, “phải đi tận nơi, xem tận chỗ”. Sở dĩ sự thật còn bị bưng bít vì sự kiểm tra, kiểm soát của các ngành, các cấp, không nghiêm túc, chưa chặt chẽ, tệ quan liêu còn “nồng”.

Trong thực tiễn, Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tác phong kiểm tra sâu sát. Theo tài liệu thống kê của Bảo tàng Hồ Chí Minh, chỉ tính trong vòng 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc (1955-1965), không quản tuổi cao, công việc bề bộn, Người đã thực hiện hơn 700 lượt đi thăm các địa phương, công trường, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị bộ đội…, từ miền núi đến hải đảo, ngoài việc thăm hỏi chiến sĩ và đồng bào, để xem xét tình hình, kiểm tra công việc. Tính ra mỗi năm có hơn 70 lượt Người đi xuống cơ sở, mỗi tháng có khoảng 6 lần lãnh tụ gặp gỡ quần chúng. Đó là một kỷ lục khó ai có thể vượt qua, nhất là đối với một lãnh tụ tuổi đã cao.

Ngoài ra, hằng ngày Người đều đọc báo, đọc thư của nhân dân gửi lên, thấy có những ý kiến hay, cần tiếp thu, những việc gấp cần giải quyết, Người đều dùng bút đỏ đóng khung lại, chuyển tới các cơ quan có trách nhiệm, yêu cầu nghiên cứu và giải quyết.

2.1.3.Phong cách quần chúng, luôn luôn gần dân, tin dân, trọng dân, dựa vào dân, gắn bó với nhân dân

Trong cuộc đời hoạt động của mình Hồ Chí Minh luôn gần gũi với nhân dân, qua đó thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân.

Tư tưởng trọng dân và tin dân nhất quán từ trong suy nghĩ và hành động thường nhật hàng ngày của Hồ Chí Minh. Chính vì trọng dân, tin dân và thương dân, nên Người lấy dân làm đối tượng phục vụ.

Hồ Chí Minh luôn tin dân, tin tưởng vào khả năng và sức mạnh của nhân dân. Phong cách quần chúng của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tư tưởng của Người: “Nước lấy dân làm gốc”

Người nhấn mạnh: “Học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng” “không phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo” Trong cách làm việc với quần chúng cần phải nắm vững tình hình chất lượng quần chúng, phân loại các hạng mức khác nhau để có biện pháp làm việc cho hiệu quả, mặt khác phải nắm rõ đặc điểm nổi bật trong tư tưởng của dân chúng là “họ hay so sánh” và họ so sánh đúng vì tai mắt họ nhiều, việc gì họ cũng nghe, cũng thấy. Vì thế “người cán bộ cũng phải dùng cách so sánh của dân mà tự mình so sánh” Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở cán bộ cán bộ phải phê phán và đấu tránh khắc phục cách làm việc quan liêu, mệnh lệnh. Người yêu cầu các đồng chí phụ trách ở các bộ, ban, ngành và Trung ương phải thường xuyên đi kiểm tra và giải quyết công việc tại chỗ, phải chống bệnh giấy tờ, hội họp nhiều, đi kiểm tra giúp đỡ ít.

Trong lãnh đạo, Người xuất phát từ lợi ích của nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của tập thể lên trên, lên trước. Người luôn thực hiện “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”

2.1.4. Phong cách nêu gương

Hồ Chí Minh cho rằng: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” Người đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo.

Hồ Chí Minh từng dạy: “Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành. Kháng chiến, kiến quốc, ta phải cần kiệm. Nhưng tự mình phải cần và kiệm trước đã. Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương trên cả ba mặt: Tinh thần, vật chất và văn hóa. Không có gì là khó. Khó như cách mạng mà ta đã làm được và đã thành công. Muốn làm được ta phải: Quyết tâm, trí tâm và đồng tâm. Ta nhớ ba chữ ấy, thực hành làm gương nêu ba chữ ấy lên, tất là các đồng chí phải thành công”. “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” Tự mình phải chính trước mới giúp người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý.

Xem thêm: Phần Mềm Đọc Pass Wifi – Phần Mềm Xem Password Wifi Đã Kết Nối

Đề giáo dục bằng nêu gương đạt kết quả cao, Người chủ trương: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng này giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”

2.2. Phong cách làm việc khoa học và đổi mới

2.2.1.Phong cách làm việc khoa học, khách quan, trung thực

Hồ Chí Minh yêu cầu làm việc gì cũng phải điều tra, nghiên cứu, thu thập thông tin, số liệu, để nắm chắc thực chất tình hình, “Đảng có hiểu rõ tình hình, thì đặt chính sách mới đúng”. Về phần mình, để nắm tình hình, Người không chỉ dựa vào bộ máy giúp việc, mà còn trực tiếp đi xuống cơ sở. Cách đi của Người thường là không báo trước; xem xét từ ngoài vào trong, từ sau ra trước, từ nơi ăn, chốn ở rồi mới ra chỗ làm việc, hội trường… Người muốn không để ai có thể nói dối mình. Người lên án mọi thói che đậy, bưng bít sự thật, cho đó là dối trá với dân, “dối trá với Đảng, có tội với Đảng”.

Phong cách làm việc khoa học, khách quan, trung thực của Hồ Chí Minh là không hề né tránh những sự việc tiêu cực, thường được đội danh là “nhạy cảm”, càng không cho phép lợi dụng hai chữ “nhạy cảm” để che chắn sai lầm, bưng bít sự thật, bênh che cho nhau. Người coi đó là không trong sạch về đạo đức, không minh bạch về chính trị và không trung thực về khoa học. Người viết: “…một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, xét rõ hoàn

Nguồn: https://firstreal.com.vn
Danh mục: Tài Chính

Related Posts

Mức phạt tiền thuế chậm nộp? Cách tính và cách hạch toán?

cách tính tiền chậm nộp thuế gtgt 2021

Bảng giá bảo dưỡng xe máy Honda mất bao nhiêu tiền – Giá mùa tết

thay phốt xe máy bao nhiêu tiền

Cách viết công văn xin giảm tiền thuê văn phòng chuẩn chỉnh từ A-Z

công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng

Mất tiền trong tài khoản ngay sau cuộc gọi của “nhân viên ngân hàng”

techcombank làm mất tiền của khách

Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 9 tháng 1 năm 2022

kqxs tiền giang 9/1/2022

Thay màn hình Oppo A5s giá bao nhiêu tiền? Bảng giá

thay màn hình oppo a5s hết bao nhiêu tiền