Bài thu hoạch dân quân tự vệ năm 2010

MỤC LỤC VĂN BẢN

QUỐC HỘI –

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –

Luật số: 43/2009/QH12

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2009

LUẬT

DÂN QUÂN TỰ VỆ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theoNghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật dân quântự vệ,

Chương 1.

Bạn đang xem: Bài thu hoạch dân quân tự vệ năm 2010

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Luật này quy định về nghĩa vụ thamgia dân quân tự vệ; tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động của dân quân tự vệ; chế độ,chính sách đối với dân quân tự vệ và trách nhiệm quản lý nhà nước về dân quân tựvệ.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

1. Công dân Việt Nam; cơ quan, tổchức của Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trúvà hoạt động trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đếntổ chức và hoạt động của dân quân tự vệ.

Điều 3. Vị trí,chức năng của dân quân tự vệ

Dân quân tự vệ là lực lượng vũtrang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượngvũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệĐảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản củaNhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiếntranh. Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung làcấp xã) gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị,tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọichung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

Điều 4. Thànhphần của dân quân tự vệ

1. Dân quân tự vệ gồm dân quân tự vệnòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi.

2. Dân quân tự vệ nòng cốt gồm:

a) Dân quân tự vệ cơ động;

b) Dân quân tự vệ tại chỗ;

c) Dân quân tự vệ phòng không, pháobinh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế.

Điều 5. Giảithích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đâyđược hiểu như sau:

1. Dân quân tự vệ nòng cốt làlực lượng gồm những công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quântự vệ, được tuyển chọn vào phục vụ có thời hạn trong các đơn vị dân quân tự vệ.

2. Dân quân tự vệ cơ động làlực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức thành các đơn vị sẵn sàngcơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.

3. Dân quân tự vệ tại chỗ làlực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức và hoạt động ở thôn, ấp, bản,buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổchức làm nhiệm vụ tại chỗ, sẵn sàng tăng cường cho dân quân tự vệ cơ động.

4. Dân quân tự vệ biển là lựclượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức ở cấp xã ven biển, xã đảo vàcơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển để làm nhiệm vụ trên cácvùng biển Việt Nam.

5. Dân quân tự vệ thường trực làlực lượng dân quân tự vệ nòng cốt làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tạicác địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh.

6. Dân quân tự vệ rộng rãi làlực lượng gồm những công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quântự vệ đã được đăng ký, quản lý để sẵn sàng mở rộng lực lượng và huy động khi cólệnh của cấp có thẩm quyền.

7. Mở rộng lực lượng dân quân tựvệ là biện pháp tăng cường biên chế, tổ chức lực lượng dân quân tự vệ đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.

Điều 6. Nguyêntắc tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ

1. Dân quân tự vệ đặt dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý, điềuhành của Chính phủ mà trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chínhquyền địa phương các cấp; sự chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vàsự chỉ huy trực tiếp của chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương.

2. Tổ chức và hoạt động của dânquân tự vệ phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; dựa vào dân, phát huy sức mạnhtổng hợp của toàn dân và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.

3. Tổ chức, biên chế của dân quân tựvệ phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệmvụ của đơn vị sản xuất, công tác; bảo đảm thuận tiện cho chỉ đạo, quản lý, chỉhuy và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương.

Điều 7. Giámsát việc thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ

1. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội,Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồngnhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiệnpháp luật về dân quân tự vệ.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cáctổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, động viên mọi tầng lớp nhân dântham gia xây dựng lực lượng dân quân tự vệ; giám sát hoạt động của dân quân tựvệ.

Điều 8. Nhiệm vụcủa dân quân tự vệ

1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu vàphục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị bộ độibiên phòng, hải quân, cảnh sát biển và lực lượng khác bảo vệ chủ quyền, an ninhbiên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam.

2. Phối hợp với các đơn vị Quân độinhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nềnquốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, antoàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân,tài sản của Nhà nước.

3. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống,khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chốngcháy rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác.

4. Tuyên truyền, vận động nhân dânthực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vềquốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng vàphát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, cơ sở.

5. Học tập chính trị, pháp luật, huấnluyện quân sự và diễn tập.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theoquy định của pháp luật.

Điều 9. Độ tuổithực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình

Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dânquân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể đến 50 tuổi đốivới nam, đến 45 tuổi đối với nữ.

Điều 10. Thờihạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình

1. Thời gian thực hiện nghĩa vụtham gia dân quân tự vệ nồng cốt là 04 năm.

2. Căn cứ tình hình thực tế, tínhchất nhiệm vụ và yêu cầu công tác, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dânquân tự vệ nòng cốt có thể được kéo dài đối với dân quân không quá 02 năm, đốivới tự vệ và chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ có thể được kéo dài hơn nhưng khôngquá độ tuổi quy định tại Điều 9 của Luật này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã,người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụtham gia dân quân tự vệ nòng cốt quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 11. Tiêuchuẩn và tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt

1. Công dân Việt Nam có đủ các tiêuchuẩn sau đây được tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt:

a) Lý lịch rõ ràng;

b) Chấp hành tốt đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

c) Đủ sức khỏe thực hiện nghĩa vụtham gia dân quân tự vệ.

2. Người có đủ tiêu chuẩn quy địnhtại khoản 1 Điều này, có khả năng hoạt động trên biển được tuyển chọn vào dânquân tự vệ biển.

3. Việc tuyển chọn vào dân quân tựvệ nòng cốt được quy định như sau:

a) Bảo đảm công khai, dân chủ, côngbằng;

b) Hằng năm, Ban chỉ huy quân sựhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) chỉđạo và hướng dẫn Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chứcở cơ sở hoặc đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự lập kế hoạch và thựchiện tuyển chọn công dân đủ tiêu chuẩn vào dân quân tự vệ nòng cốt phù hợp vớitình hình địa bàn, dân cư, điều kiện kinh tế – xã hội và yêu cầu nhiệm vụ quốcphòng, an ninh ở địa phương, cơ sở.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xãhoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định danh sách dân quân tự vệ nòng cốt.

4. Quân nhân dự bị chưa sắp xếp vàođơn vị dự bị động viên được biên chế vào đơn vị dân quân tự vệ.

5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy địnhchi tiết Điều này.

Điều 12. Tạmhoãn, miễn, thôi trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòngcốt trong thời bình

1. Tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ thamgia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây:

a) Phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏdưới 36 tháng tuổi;

b) Không đủ sức khỏe theo kết luậncủa cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;

c) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan,quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhândân hoặc Công an nhân dân;

d) Lao động chính duy nhất trong hộgia đình nghèo;

đ) Người đang học ở trường phổthông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề, đại họcvà học viện.

2. Miễn thực hiện nghĩa vụ tham giadân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ;vợ hoặc chồng, con của thương binh hạng một hoặc bệnh binh hạng một; vợ hoặc chồng,con của người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin không còn khả năng lao động;

b) Quân nhân dự bị đã được xếp vàođơn vị dự bị động viên;

c) Người trực tiếp nuôi dưỡng ngườibị mất sức lao động từ 81% trở lên.

3. Trường hợp quy định tại điểm c,điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xét tuyểnchọn vào dân quân tự vệ nòng cốt.

4. Dân quân tự vệ nòng cốt đượcthôi thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:

a) Sức khỏe bị suy giảm không đủ khảnăng thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt theo kết luận của cơ sởy tế từ cấp xã trở lên;

b) Hoàn cảnh gia đình khó khăn độtxuất không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã,người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tạm hoãn, miễn và thôi trước thời hạnthực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.

Điều 13. Đăngký, quản lý dân quân tự vệ

1. Tháng 4 hàng năm, Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chứcđăng ký lần đầu cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quântự vệ.

2. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Banchỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở lập kế hoạch đăng ký, quản lý dân quântự vệ rộng rãi.

3. Dân quân tự vệ nòng cốt khi vắngmặt ở địa bàn cấp xã, cơ quan, tổ chức phải báo cáo với người chỉ huy trực tiếpđể quản lý và huy động khi cần thiết.

4. Dân quân tự vệ nòng cốt thay đổinơi cư trú hoặc nơi làm việc từ 3 tháng trở lên phải báo cáo với Ban chỉ huyquân sự cấp xã nơi cư trú, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặcngười chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự; đến nơi cư trú hoặcnơi làm việc mới phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức đểthực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

Điều 14. Hoànthành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình

1. Công dân hoàn thành nghĩa vụtham gia dân quân tự vệ nòng cốt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứngđầu cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quântự vệ nòng cốt.

2. Công dân đã hoàn thành nghĩa vụtham gia dân quân tự vệ nòng cốt, nhưng còn trong độ tuổi quy định tại Điều 9 củaLuật này thì chuyển sang dân quân tự vệ rộng rãi hoặc được đăng ký vào quânnhân dự bị theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Ngàytruyền thống của dân quân tự vệ

1. Ngày 28 tháng 3 hàng năm là Ngàytruyền thống của dân quân tự vệ.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫnhình thức, quy mô tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống của dân quân tự vệ.

3. Ủy ban nhân dân các cấp, cơquan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống của dânquân tự vệ.

Điều 16. Cáchành vi bị cấm

1. Tổ chức, huấn luyện, sử dụng dânquân tự vệ trái pháp luật.

2. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụtham gia dân quân tự vệ nòng cốt; chống đối, cản trở việc tổ chức, huấn luyện,hoạt động của dân quân tự vệ.

3. Giả danh dân quân tự vệ nòng cốt.

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn củadân quân tự vệ được giao xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp phápcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Sản xuất, mua bán, tàng trữ, sửdụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, trang phục, saomũ, phù hiệu của dân quân tự vệ trái pháp luật.

6. Hành vi vi phạm pháp luật khácliên quan đến tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ.

Chương 2.

TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, VŨKHÍ, TRANG BỊ CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ NÒNG CỐT

Điều 17. Tổ chứcdân quân tự vệ

1. Tổ chức đơn vị dân quân tự vệ gồm:

a) Tổ;

b) Tiểu đội, khẩu đội;

c) Trung đội;

d) Đại hội, hải đội;

đ) Tiểu đoàn, hải đoàn.

2. Tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở gồm:

a) Thôn đội;

b) Ban chỉ huy quân sự cấp xã;

c) Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổchức ở cơ sở nơi có tổ chức lực lượng tự vệ, có lực lượng dự bị động viên vànguồn sẵn sàng nhập ngũ theo quy định của pháp luật.

3. Ban chỉ huy quân sự bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Đảng ở trung ương, Văn phòng Quốc hội,Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, tậpđoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập(sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương).

Điều 18. Quymô tổ chức của dân quân tự vệ

1. Quy mô tổ chức của dân quân tự vệđược quy định như sau:

a) Thôn tổ chức tổ, tiểu đội, trungđội dân quân tại chỗ;

b) Cấp xã tổ chức trung đội dânquân cơ động; theo yêu cầu nhiệm vụ có thể tổ chức tổ, tiểu đội trinh sát,thông tin, công binh, phòng hóa, y tế. Cấp xã trọng điểm về quốc phòng, an ninhtổ chức tiểu đội dân quân thường trực trong trung đội dân quân cơ động của xã.Cấp xã ven biển, xã đảo tổ chức tiểu đội, trung đội dân quân biển;

c) Cơ quan, tổ chức tổ chức tiểu đội,trung đội, đại đội, tiểu đoàn tự vệ. Cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt độngtrên biển tổ chức tiểu đội, trung đội, hải đội, hải đoàn tự vệ biển;

d) Trên cơ sở các đơn vị dân quân tựvệ quy định tại các điểm a, b và c khoản này, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, trênđịa bàn cấp huyện có thể tổ chức đại đội dân quân tự vệ cơ động, trung đội dânquân tự vệ phòng không, pháo binh, trung đội dân quân tự vệ luân phiên thườngtrực. Trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung làcấp tỉnh), có thể tổ chức đại đội dân quân tự vệ phòng không, pháo binh.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy địnhviệc mở rộng lực lượng dân quân tự vệ.

Xem Thêm : Top app hát karaoke kiếm tiền – kiếm tiền online bằng … – iFinTech.vn

Điều 19. Tổ chứctự vệ trong doanh nghiệp

1. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng,an ninh, kế hoạch xây dựng lực lượng dân quân tự vệ của địa phương đã được cấpcó thẩm quyền phê duyệt; sự phù hợp về quy mô lao động, tổ chức sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp với tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ, cấp có thẩmquyền quy định tại Điều 28 của Luật này quyết định việc thành lập đơn vị tự vệtrong doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệpchưa tổ chức lực lượng tự vệ, thì chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp phápcủa chủ doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức cho người lao động của doanh nghiệpthực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ ở địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 20. Chứcvụ chỉ huy cơ bản của dân quân tự vệ

1. Chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ gồm:

a) Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng;

b) Trung đội trưởng;

c) Đại đội trưởng, Chính trị viên đạiđội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội;

d) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viêntiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn.

2. Chỉ huy quân sự ở cơ sở gồm:

a) Thôn đội trưởng;

b) Chỉ huy trưởng, Chính trị viênBan chỉ huy quân sự cấp xã;

c) Chỉ huy trưởng, Chính trị viênBan chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở.

3. Chỉ huy trưởng, Chính trị viênBan chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương.

Điều 21. Banchỉ huy quân sự cấp xã

1. Ban chỉ huyquân sự cấp xã gồm Chỉ huy trưởng là thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã; Chỉ huyphó; Chính trị viên, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm. Số lượng Chỉ huyphó Ban chỉ huy quân sự cấp xã do Chính phủ quy định.

2. Ban chỉ huyquân sự cấp xã có chức năng và nhiệm vụ sau đây:

a) Tham mưu cho cấp ủy Đảng, Ủy bannhân dân cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng,quân sự ở cơ sở; đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụtham gia dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ; tuyển chọncông dân nhập ngũ, quản lý lực lượng dự bị động viên theo quy định của pháp luật;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kếhoạch về công tác quốc phòng, quân sự ở cơ sở; kế hoạch tổ chức lực lượng, huấnluyện và hoạt động của dân quân; kế hoạch xây dựng làng, xã chiến đấu; kế hoạchphòng thủ dân sự và tham gia xây dựng kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụquốc phòng, an ninh ở cơ sở;

c) Chủ trì, phối hợp với ban,ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự theo sự lãnh đạo,chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp và chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch,hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên;

d) Phối hợp với ban, ngành, đoàn thểtuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an ninh cho lực lượng vũ trang và nhân dân;tổ chức lực lượng dân quân, dự bị động viên tham gia xây dựng cơ sở vững mạnhtoàn diện, thực hiện chính sách hậu phương quân đội;

đ) Tổ chức huấn luyện, giáo dụcchính trị, pháp luật cho dân quân; chỉ huy dân quân thực hiện nhiệm vụ quy địnhtại Điều 8 của Luật này;

e) Tổ chức đăng ký, quản lý, bảo quảnvà sử dụng vũ khí, trang bị của các đơn vị dân quân thuộc quyền theo quy định củapháp luật;

g) Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảmhậu cần, kỹ thuật tại chỗ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địaphương;

h) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểmtra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương, công tác tổ chứcvà hoạt động của dân quân thuộc quyền.

Điều 22. Banchỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở

1. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổchức ở cơ sở gồm Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầucơ quan, tổ chức kiêm nhiệm; Chính trị viên, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó làcán bộ kiêm nhiệm.

2. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổchức ở cơ sở có chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Tham mưu cho cấp ủy Đảng, ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng, quân sự của cơquan, tổ chức mình; đăng ký, quản lý tự vệ tại cơ quan, tổ chức, thực hiện côngtác tuyển quân và quản lý lực lượng dự bị động viên dưới sự chỉ đạo của cơ quanquân sự địa phương; thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh cho cán bộ,công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức; thực hiện chínhsách hậu phương quân đội;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kếhoạch về công tác quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức; kế hoạch tổ chức lựclượng, huấn luyện và hoạt động của tự vệ; kế hoạch bảo vệ cơ quan, tổ chức; kếhoạch phòng thủ dân sự, kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ và tham giaxây dựng kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ sở;

c) Giúp người đứng đầu cơ quan, tổchức triển khai thực hiện kế hoạch động viên quốc phòng về người, phương tiện kỹthuật và cơ sở vật chất khác theo chỉ tiêu của Nhà nước; tham gia xây dựng khuvực phòng thủ, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệmvụ quốc phòng, quân sự tại địa phương nơi đặt trụ sở;

d) Tổ chức xây dựng lực lượng, huấnluyện, giáo dục chính trị, pháp luật cho tự vệ; chỉ huy tự vệ thực hiện nhiệm vụquy định tại Điều 8 của Luật này;

đ) Tổ chức đăng ký, quản lý, bảo quảnvà sử dụng vũ khí, trang bị của các đơn vị tự vệ thuộc quyền theo quy định củapháp luật;

e) Giúp người đứng đầu cơ quan, tổchức kiểm tra, sơ kết, tổng kết về công tác quốc phòng, quân sự, công tác tổ chứcvà hoạt động của tự vệ thuộc quyền.

Điều 23. Banchỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương

1. Ban chỉ huy quân sự bộ, ngànhtrung ương gồm Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầubộ, ngành trung ương kiêm nhiệm; Chính trị viên, Chỉ huy phó, Chính trị viênphó là cán bộ kiêm nhiệm.

2. Ban chỉ huy quân sự bộ, ngànhtrung ương có chức năng tham mưu cho Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng, cấp ủy Đảng,người đứng đầu bộ, ngành trung ương về công tác quốc phòng của bộ, ngành; phốihợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo công tác quốc phòng, quân sựđịa phương và công tác dân quân tự vệ.

3. Nhiệm vụ,quyền hạn, cơ chế phối hợp hoạt động của Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trungương do Chính phủ quy định.

Điều 24. Thônđội

1. Thôn đội có nhiệm vụ tham mưu vàtổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương ở thôn; quản lý, chỉhuy trực tiếp dân quân thuộc quyền.

2. Chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng,sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Ban chỉ huy quân sự cấp xã và phối hợp vớiTrưởng thôn, Công an viên và tổ chức, đoàn thể nhân dân thực hiện nhiệm vụ quốcphòng, an ninh ở thôn.

Điều 25. Trangphục, sao mũ, phù hiệu và Giấy chứng nhận dân quân tự vệ nòng cốt

Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệnòng cốt được cấp phát, sử dụng trang phục, sao mũ, phù hiệu và Giấy chứng nhậndân quân tự vệ nòng cốt theo quy định của Chính phủ.

Điều 26. Nơilàm việc và trang thiết bị của Ban chỉ huy quân sự cấp xã

1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã có trụsở hoặc nơi làm việc riêng.

2. Chính phủquy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị nơi làm việc của Ban chỉ huy quânsự cấp xã.

Điều 27. Con dấucủa Ban chỉ huy quân sự

1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Banchỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trungương được sử dụng con dấu riêng.

2. Chính phủ quy định mẫu dấu, việckhắc dấu, quản lý và sử dụng con dấu quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 28. Thànhlập, giải thể Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, tổ chức chỉ huy quân sựcơ sở và đơn vị dân quân tự vệ

1. Thẩm quyền thành lập Ban chỉ huyquân sự bộ, ngành trung ương, tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở và đơn vị dân quântự vệ được quy định như sau:

a) Bộ trưởng BộQuốc phòng quyết định thành lập Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương;

b) Tổng Tham mưu trưởng Quân độinhân dân Việt Nam quyết định thành lập đại đội pháo phòng không, đại đội pháobinh dân quân tự vệ;

c) Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quânchủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định thành lập tiểu đoàntự vệ, hải đoàn, hải đội tự vệ và đại đội dân quân tự vệ công binh;

d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội,Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập Ban chỉ huy quânsự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; đại đội dân quân tự vệ,trung đội dân quân tự vệ phòng không, công binh, pháo binh, trung đội dân quântự vệ biển và đơn vị dân quân tự vệ thường trực;

đ) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quânsự cấp huyện quyết định thành lập thôn đội, trung đội dân quân tự vệ cơ động,trung đội dân quân tự vệ tại chỗ, khẩu đội dân quân tự vệ pháo binh, tiểu độidân quân tự vệ trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế, tiểu đội dânquân tự vệ biển và tiểu đội tự vệ;

e) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quânsự cấp xã quyết định thành lập tổ, tiểu đội dân quân tại chỗ sau khi báo cáoBan chỉ huy quân sự cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Cấp có thẩm quyền quyết địnhthành lập thì có quyền quyết định giải thể Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trungương, tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở và đơn vị dân quân tự vệ.

Điều 29. Thẩmquyền bổ nhiệm cán bộ Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, cán bộ chỉ huyquân sự cơ sở và cán bộ dân quân tự vệ

1. Bộ trưởng BộQuốc phòng quyết định bổ nhiệm cán bộ Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ươngtheo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam sau khi thốngnhất với người đứng đầu bộ, ngành trung ương.

2. Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quânchủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định bổ nhiệm cán bộ cấptiểu đoàn, hải đoàn theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh,Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân và Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

3. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội,Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm cán bộ Ban chỉhuy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; cán bộ cấp đại đội, hải đội, theo đề nghịcủa Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyệnquyết định bổ nhiệm cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã theo đề nghị của Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sựcấp huyện.

5. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quânsự cấp huyện quyết định bổ nhiệm cán bộ thôn đội, trung đội, tiểu đội và khẩu độidân quân tự vệ theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Chỉhuy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc của người đứng đầucơ quan, tổ chức nơi không có Ban chỉ huy quân sự.

6. Bộ trưởng BộQuốc phòng quy định việc sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy đơn vịdân quân tự vệ nòng cốt trong trường hợp cần thiết.

Điều 30. Miễnnhiệm cán bộ Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, cán bộ chỉ huy quân sựcơ sở và cán bộ dân quân tự vệ

1. Miễn nhiệm cán bộ Ban chỉ huyquân sự bộ, ngành trung ương, cán bộ chỉ huy quân sự cơ sở và cán bộ dân quân tựvệ trong các trường hợp sau:

a) Thuyên chuyển công tác khác;

b) Khi thay đổi tổ chức mà khôngcòn biên chế chức vụ đang đảm nhiệm;

c) Không còn đủ tiêu chuẩn và điềukiện thực hiện chức vụ hiện tại.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Thanh Toán Cước Truyền Hình An Viên Trên App Vinid

2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổnhiệm chức vụ nào thì có quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ đó.

Điều 31. Vũkhí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật của dân quân tự vệ

1. Dân quân tự vệ được trang bị vũkhí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật.

2. Việc trang bị, chế độ đăng ký,quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật của dân quân tựvệ theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, TẬPHUẤN CÁN BỘ VÀ HUẤN LUYỆN DÂN QUÂN TỰ VỆ NÒNG CỐT

Điều 32. Đào tạocán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã

1. Chỉ huy trưởng và Chỉ huy phóBan chỉ huy quân sự cấp xã được đào tạo đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệpngành quân sự cơ sở trở lên. Việc đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sựcơ sở được thực hiện tại trường quân sự cấp tỉnh, đào tạo trình độ cao hơn tạinhà trường cấp quân khu, nhà trường, học viện thuộc Bộ Quốc phòng.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy địnhtiêu chuẩn, đối tượng, chương trình, nội dung, thời gian đào tạo và ban hànhquy chế đào tạo.

Điều 33. Bồidưỡng, tập huấn cán bộ dân quân tự vệ

1. Bồi dưỡng tập trung về chính trị,quân sự, pháp luật và nghiệp vụ chuyên môn được thực hiện đối với các đối tượngsau:

a) Cán bộ Ban chỉ huy quân sự bộ,ngành trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở;

b) Cán bộ chuyên trách công tác quốcphòng, quân sự địa phương;

c) Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Banchỉ huy quân sự cấp xã chưa qua đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sựcơ sở.

2. Tập huấn hằng năm được thực hiệnđối với các đối tượng sau:

a) Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cơquan, tổ chức ở cơ sở;

b) Cán bộ chuyên trách, cán bộ kiêmnhiệm công tác quốc phòng, quân sự địa phương ở cơ quan, tổ chức;

c) Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấpxã;

d) Thôn đội trưởng;

đ) Cán bộ tiểu đoàn, hải đoàn, đạiđội, hải đội, trung đội, tiểu đội, khẩu đội dân quân tự vệ.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy địnhchương trình, nội dung, thời gian và cơ sở bồi dưỡng, tập huấn cán bộ dân quântự vệ.

Điều 34. Huấnluyện dân quân tự vệ

1. Hàng năm, dân quân tự vệ nòng cốtđược huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật theo chương trình cơ bảncủa từng đối tượng phù hợp với nhiệm vụ và địa bàn hoạt động.

2. Thời gian huấn luyện hằng năm đượcquy định như sau:

a) 15 ngày đối với dân quân tự vệnăm thứ nhất;

b) 12 ngày đối với dân quân tự vệcơ động, dân quân tự vệ biển, dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh,trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế;

c) 7 ngày đối với dân quân tự vệ tạichỗ;

d) 60 ngày đối với dân quân thườngtrực.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy địnhchương trình, nội dung huấn luyện, danh mục vật chất bảo đảm huấn luyện dânquân tự vệ.

Điều 35. Đào tạo,bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện dân quân tự vệ trong tình trạng khẩn cấpvề quốc phòng, tình trạng chiến tranh

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy địnhchương trình, nội dung, thời gian đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấnluyện dân quân tự vệ trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiếntranh.

Điều 36. Diễntập, hội thi, hội thao

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việctổ chức diễn tập, hội thi, hội thao dân quân tự vệ hằng năm hoặc định kỳ.

Chương 4.

HOẠT ĐỘNG CỦA DÂN QUÂN TỰVỆ NÒNG CỐT

Điều 37. Lập,phê chuẩn kế hoạch hoạt động

1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Banchỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở chủ trì phối hợp với cơ quan có liênquan lập, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hoạt động của dân quân tự vệ thuộc quyềntheo sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, người đứng đầu cơ quan,tổ chức và trình Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp trên trực tiếp phê chuẩn

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy địnhnội dung, trình tự lập và phê chuẩn kế hoạch hoạt động của dân quân tự vệ.

Điều 38. Hoạtđộng sẵn sàng chiến đấu.

1. Đơn vị dân quân tự vệ phải duytrì chế độ hoạt động theo các trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã,người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo và bảo đảm hoạt động sẵnsàng chiến đấu của dân quân tự vệ thuộc quyền.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy địnhnhiệm vụ, nội dung, chế độ hoạt động của dân quân tự vệ trong các trạng thái sẵnsàng chiến đấu và của sở chỉ huy các cấp về công tác dân quân tự vệ.

Điều 39. Hoạtđộng chiến đấu của dân quân tự vệ

1. Nội dung hoạt động chiến đấu củadân quân tự vệ gồm:

a) Làm nòng cốt xây dựng làng, xãchiến đấu và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật;

b) Phối hợp với bộ đội chủ lực, bộđội địa phương và lực lượng khác đánh địch tiến công bằng hỏa lực;

c) Bảo vệ việc phòng tránh, sơ táncủa cơ quan, tổ chức và nhân dân; phối hợp với Công an nhân dân và lực lượngkhác bảo vệ an ninh, trật tự ở khu căn cứ hậu phương, khu sơ tán nhân dân và cơsở kinh tế, xã hội trong thời chiến;

d) Độc lập hoặc phối hợp chiến đấu,phục vụ chiến đấu trong khu vực phòng thủ dưới sự chỉ huy của người chỉ huy cơquan quân sự cấp trên trực tiếp;

đ) Tham gia xây dựng, củng cố cơ sởchính trị trong thời chiến và làm nòng cốt cùng nhân dân đấu tranh chính trị.

2. Chủ tịch Ủyban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo việcbảo đảm hoạt động chiến đấu của dân quân tự vệ thuộc quyền trong khu vực phòngthủ.

Xem Thêm : Giá Xe Wave 50CC Bao Nhiêu Tiền? Mua Ở Đâu?

Điều 40. Hoạtđộng bảo vệ biên giới, biển, đảo

1. Dân quân tự vệ có trách nhiệm phốihợp với bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển, Công an nhân dân và lực lượngkhác nắm tình hình an ninh trật tự, sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, anninh biên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển ViệtNam.

2. Chính phủquy định việc phối hợp của dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảovệ biên giới, biển, đảo.

Điều 41. Hoạtđộng bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội

1. Dân quân tự vệ có trách nhiệm phốihợp với Công an nhân dân và lực lượng khác nắm tình hình, tuần tra, canh gác, bảovệ mục tiêu, bảo vệ sản xuất, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hộiở cơ sở.

2. Chính phủquy định việc phối hợp của dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảovệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở.

Điều 42. Vận độngnhân dân và tham gia xây dựng cơ sở

1. Dân quân tự vệ phải gương mẫu chấphành và có trách nhiệm tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2. Đơn vị dân quân tự vệ có tráchnhiệm phối hợp với lực lượng khác tham gia các cuộc vận động, phong trào của địaphương xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.

Điều 43. Hoạtđộng phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảovệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường

1. Dân quân tự vệ là lực lượng nòngcốt tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìmkiếm, cứu nạn ở cơ sở theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân các cấp; phối hợp với lựclượng khác trên địa bàn làm nhiệm vụ bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệmôi trường và phòng, chống dịch bệnh.

2. Chính phủquy định việc phối hợp giữa dân quân tự vệ với kiểm lâm và lực lượng khác trongcông tác bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.

Điều 44. Thẩm quyềnđiều động dân quân tự vệ

1. Trong trường hợp chưa đến mứcban bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩncấp nhưng cần thiết sử dụng dân quân tự vệ thì thẩm quyền điều động được quy địnhnhư sau:

a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, TổngTham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam điều động dân quân tự vệ trong phạmvi cả nước;

b) Tư lệnh Quân khu điều động dânquân tự vệ trong địa bàn quân khu sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh nơi có dân quân tự vệ được điều động;

c) Tư lệnh Quân chủng Hải quân điềuđộng dân quân tự vệ biển sau khi thống nhất với Tư lệnh Quân khu, Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có dân quân tự vệ biểnđược điều động;

d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nộiđiều động dân quân tự vệ trong địa bàn thành phố Hà Nội sau khi được sự nhấttrí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Tổng Tham mưu trưởng Quânđội nhân dân Việt Nam.

đ) Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sựcấp tỉnh điều động dân quân tự vệ trong địa bàn cấp tỉnh sau khi được sự nhấttrí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tư lệnh Quân khu;

e) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quânsự cấp huyện điều động dân quân tự vệ trong địa bàn cấp huyện sau khi được sựnhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huyquân sự cấp tỉnh;

g) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quânsự cấp xã và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở điều độngdân quân tự vệ thuộc quyền làm nhiệm vụ trong phạm vi của xã, cơ quan, tổ chứcsau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơquan, tổ chức và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

2. Trong tình trạng chiến tranh,tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp, việc điều động, sử dụngdân quân tự vệ thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có dân quân tự vệ được điều động phải chấp hànhnghiêm chỉnh quyết định điều động của cấp có thẩm quyền.

Chương 5.

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚIDÂN QUÂN TỰ VỆ

Điều 45. Chế độphụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị

1. Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấpxã, Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổchức ở cơ sở, thôn đội và cán bộ chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ từ cấp tiểu đội,khẩu đội trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị.

2. Chính phủ quy định mức phụ cấptrách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ.

Điều 46. Chế độtiền lương, phụ cấp đối với cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Thôn đội trưởng

1. Chế độ tiền lương đối với Chỉhuy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật vềcán bộ, công chức.

2. Chỉ huy phóBan chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng; đóng và hưởngchế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; trường hợpcó thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, nếu nghỉ việc có lý dochính đáng mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần.

3. Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấpxã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấpthâm niên.

4. Thôn độitrưởng được hưởng phụ cấp hàng tháng.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 47. Chế độ,chính sách đối với dân quân tự vệ

1. Dân quân tự vệ được hưởng chế độ,chính sách trong trường hợp sau đây:

a) Khi được huy động làm nhiệm vụquy định tại Điều 8 của Luật này;

b) Thực hiện quyết định điều động củacấp có thẩm quyền quy định tại Điều 44 của Luật này.

2. Chế độ, chính sách đối với dânquân, trừ dân quân biển và dân quân thường trực, được quy định như sau:

a) Được trợ cấpngày công lao động theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng dân dâncùng cấp quyết định nhưng không thấp hơn hệ số 0,08 mức lương tối thiểu chung;nếu làm nhiệm vụ từ 22 giờ đến 06 giờ hoặc ở nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hạithì được hưởng chế độ theo quy định của Bộ luật lao động;

b) Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cưtrú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợphương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về; được hỗtrợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng dân dân cùng cấpquyết định.

3. Tự vệ, trừ tự vệ biển, được trảnguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe theo chế độhiện hành.

4. Cấp quyết định điều động dânquân tự vệ làm nhiệm vụ thì bảo đảm chế độ, chính sách quy định tại Điều này.

5. Dân quânnòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, nếu tiếp tục được kéodài thời hạn tham gia thực hiện nghĩa vụ thì ngoài chế độ theo quy định chung,khi được huy động làm nhiệm vụ được hưởng trợ cấp ngày công lao động tăng thêm.Mức trợ cấp tăng thêm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng dân dân cùng cấpquyết định nhưng không thấp hơn hệ số 0,04 mức lương tối thiểu chung.

Điều 48. Chế độ,chính sách đối với dân quân tự vệ biển

1. Dân quân tự vệ biển khi huấn luyện,làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, tìm kiếm, cứu nạn trên biển được hưởng cácchế độ, chính sách sau đây:

a) Dân quân được trợ cấp ngày cônglao động, mức trợ cấp không thấp hơn hệ số 0,12 mức lương tối thiểu chung; đượchỗ trợ tiền ăn như chiến sĩ hải quân trên tàu cấp một neo đậu tại căn cứ;

b) Tự vệ được trả nguyên lương, cáckhoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe theo chế độ hiện hành.

2. Dân quân tựvệ biển trong thời gian làm nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyềntrên các vùng biển, đảo được hưởng các chế độ, chính sách do Chính phủ quy định.

Điều 49. Chế độ,chính sách đối với dân quân thường trực

1. Dân quân thường trực được trợ cấpngày công lao động không thấp hơn hệ số 0,08 mức lương tối thiểu chung, được bốtrí nơi ăn, nghỉ.

2. Dân quânnòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12tháng làm nhiệm vụ dân quân thường trực thì được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sựtại ngũ và được hỗ trợ như sau:

a) 01 tháng lương tối thiểu chung đốivới trường hợp có từ đủ 12 tháng đến dưới 18 tháng;

b) 02 tháng lương tối thiểu chung đốivới trường hợp có từ đủ 18 tháng đến dưới 24 tháng;

c) 03 tháng lương tối thiểu chung đốivới trường hợp có từ đủ 24 tháng trở lên.

Điều 50. Tạmhoãn thực hiện hợp đồng lao động trong thời gian làm nhiệm vụ của tự vệ nòng cốt

1. Cán bộ, chiến sĩ tự vệ đang làmviệc theo hợp đồng lao động tại cơ quan, tổ chức trong thời gian tập trung thựchiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật này thì được tạm hoãn thực hiện hợpđồng lao động.

2. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồnglao động được áp dụng theo quy định của pháp luật về lao động.

Điều 51. Chế độ,chính sách đối với dân quân tự vệ bị ốm, bị tai nạn, bị chết, bị thương, hysinh

1. Cán bộ, chiếnsĩ dân quân tự vệ bị ốm, bị tai nạn, bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ quyđịnh tại Điều 8 của Luật này; nếu chưa tham gia bảo hiểm y tế thì được thanhtoán tiền khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp làm nhiệm vụ quy định tại các khoản4, 5 và 6 Điều 8 của Luật này, nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao độngtheo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độsuy giảm khả năng lao động; nếu bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiềnmai táng phí.

2. Cán bộ, chiếnsĩ dân quân tự vệ làm nhiệm vụ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 8 của Luậtnày và thực hiện quyết định điều động của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều44 của Luật này, nếu bị thương thì được xét hưởng chính sách như thương binh; nếuhy sinh được xét công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định điều kiện, thủtục, hồ sơ, kinh phí và cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm chế độ, cơ sở cho cánbộ, chiến sĩ dân quân tự vệ quy định tại Điều này.

Chương 6.

KINH PHÍ BẢO ĐẢM

Điều 52. Nguồnkinh phí

1. Kinh phí cho tổ chức, huấn luyện,hoạt động và chế độ, chính sách của dân quân tự vệ do ngân sách nhà nước bảo đảm,được bố trí hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Kinh phí do doanh nghiệp bảo đảmcho người lao động thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ quy định tại khoản1 và khoản 2 Điều 19 của Luật này, khoản kinh phí này được tính vào các khoảnchi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

3. Các nguồn thu hợp pháp khác.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 53. Nhiệmvụ chi của Bộ Quốc phòng

1. Trợ cấp ngày công lao động, tiềnăn và các chi phí cho hoạt động của dân quân tự vệ được huy động, điều động làmnhiệm vụ theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quânđội nhân dân Việt Nam, Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng.

2. Bảo đảm nhiệm vụ tổ chức, bồi dưỡngkiến thức quốc phòng, quân sự, tập huấn, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tậpvà hoạt động hằng năm của dân quân tự vệ do Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu,quân khu, quân chủng tổ chức.

3. Bảo đảm vũ khí, phương tiện kỹthuật và trang thiết bị theo biên chế cơ bản cho dân quân tự vệ; mua sắm công cụhỗ trợ để cấp cho dân quân tự vệ khi cần thiết.

4. Sản xuất học cụ mẫu, vật chất huấnluyện, sao mũ, phù hiệu dân quân tự vệ, kỷ niệm chương, thiết bị phòng họcchuyên dùng về quân sự địa phương tại các trường quân sự cấp tỉnh, mẫu trang phục;in ấn sổ sách, giấy chứng nhận, mẫu biểu đăng ký, thống kê.

5. Biên soạn và in ấn chương trình,giáo trình, tài liệu đào tạo, huấn luyện, thông tin và nghiên cứu khoa họcchuyên ngành về quốc phòng, quân sự địa phương; đào tạo cán bộ Ban chỉ huy quânsự cấp xã tại nhà trường cấp quân khu, nhà trường, học viện thuộc Bộ Quốcphòng.

6. Xây dựng mô hình điểm về dânquân tự vệ, làng, xã chiến đấu; xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện về quốcphòng, quân sự; diễn tập ở cấp xã do Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, quân khu,quân chủng tổ chức.

7. Bảo đảm cho hoạt động thông tintuyên truyền; hoạt động Ngày truyền thống của dân quân tự vệ do Bộ Quốc phòng,Bộ Tổng tham mưu, quân khu, quân chủng tổ chức.

8. Chi phí cho dân quân tự vệ quảnlý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trên địa bàn.

9. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm thuộc thẩmquyền của Bộ Quốc phòng, quân khu, quân chủng về công tác dân quân tự vệ.

10. Các khoản chi khác cho dân quântự vệ theo quy định của pháp luật.

Điều 54. Nhiệmvụ chi của địa phương

1. Nhiệm vụ chi của địa phương gồm:

a) Bảo đảm kinh phí cho việc đăngký, quản lý, tổ chức, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ thuộc quyền vàtuyên truyền pháp luật về dân quân tự vệ;

b) Bảo đảm phụ cấp cho cán bộ Banchỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức cơ sở, thôn độitrưởng và cán bộ chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ thuộc quyền;

c) Tổ chức hội nghị, bồi dưỡng, tậphuấn nghiệp vụ, kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ dân quân tự vệ;

d) Đào tạo cán bộ Ban chỉ huy quânsự cấp xã;

đ) Trợ cấp ngày công lao động, tiềnăn và các chi phí cho hoạt động của dân quân tự vệ được huy động, điều động làmnhiệm vụ theo thẩm quyền của Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉhuy quân sự cấp huyện Ban chỉ huy quân sự cấp xã;

e) Bảo đảm cho các đơn vị dân quânthường trực; chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ dân quân thường trực;

g) Mua sắm trang phục của cán bộ,chiến sĩ dân quân nòng cốt theo quy định của pháp luật;

h) Bảo đảm chế độ, chính sách đối vớidân quân tự vệ theo quy định tại Điều 51 của Luật này;

i) Bảo đảm chính sách ưu đãi đối vớidân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ ở vùng đặc biệt khó khăn theo quy định của phápluật;

k) Bảo đảm cơ sở vật chất cho việcthực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, quân sự, tập huấn, huấn luyện,hội thi, hội thao, diễn tập, hoạt động thông tin tuyên truyền, hoạt động Ngàytruyền thống của dân quân tự vệ do địa phương tổ chức;

l) Vận chuyển, sửa chữa, bảo quảntrang bị, vũ khí, đầu tư sản xuất vũ khí tự tạo, mua sắm công cụ hỗ trợ và cácphương tiện thiết yếu để trang bị cho dân quân tự vệ phù hợp với yêu cầu nhiệmvụ của địa phương;

m) Xây dựng mới, sửa chữa kho tàng,công trình chiến đấu; nơi ở của dân quân thường trực; trụ sở hoặc nơi làm việc củaBan chỉ huy quân sự cấp xã;

n) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm thuộc thẩmquyền về công tác dân quân tự vệ.

o) Các khoản chi khác cho dân quântự vệ theo quy định của pháp luật;

2. Hội đồng dân dân cấp tỉnh quyếtđịnh phân cấp cụ thể nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách của địa phương.

Điều 55. Nhiệmvụ chi của cơ quan, tổ chức

1. Nhiệm vụ chi của cơ quan, tổ chứcgồm:

a) Đăng ký, quản lý, tổ chức, huấnluyện, hoạt động đơn vị tự vệ thuộc quyền; tuyên truyền pháp luật về dân quân tựvệ;

b) Tổ chức hội nghị, bồi dưỡng, tậphuấn nghiệp vụ, kiến thức quốc phòng, quân sự cho cán bộ tự vệ;

c) Bảo đảm tiền lương, các khoảnphúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe theo chế độ hiện hành đối với tự vệđược huy động, điều động làm nhiệm vụ theo thẩm quyền hoặc người lao động trongdoanh nghiệp chưa tổ chức tự vệ thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ tạiđịa phương;

d) Mua sắm trang phục của cán bộ,chiến sĩ tự vệ nòng cốt;

đ) Bảo đảm cơ sở vật chất cho việcthực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, quân sự, tập huấn, huấn luyện,hội thi, hội thao, diễn tập, hoạt động thông tin tuyên truyền, hoạt động Ngàytruyền thống của dân quân tự vệ tại cơ quan, tổ chức;

e) Mua sắm, sửa chữa, bảo quản côngcụ hỗ trợ cho tự vệ theo yêu cầu nhiệm vụ;

g) Thực hiện kế hoạch hoạt động củatự vệ trong khu vực phòng thủ và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự;

i) Các khoản chi khác cho dân quântự vệ theo quy định của pháp luật;

2. Bộ, ngành trung ương bảo đảm phụcấp trách nhiệm và hoạt động cho Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương theoquy định của pháp luật.

Điều 56. Lập dựtoán, chấp hành và quyết toán ngân sách

Hằng năm, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnhQuân khu, Bộ Tư lệnh quân chủng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh,Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sựbộ, ngành trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở có trách nhiệmlập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách tổ chức huấn luyện, hoạt động vàbảo đảm chế độ, chính sách của dân quân tự vệ thuộc thẩm quyền theo quy định củapháp luật.

Chương 7.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂNQUÂN TỰ VỆ

Điều 57. Quảnlý nhà nước về dân quân tự vệ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhànước về dân quân tự vệ trong phạm vi cả nước

2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệmtrước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dân quân tự vệ.

3. Ủy ban nhân dân các cấp, trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về dân quân tựvệ ở địa phương.

Xem thêm: Tài Khoản Và Mật Khẩu Đăng Nhập Modem Wifi Yêu Cầu Đăng Nhập

Điều 58. Tráchnhiệm của Bộ Quốc phòng, cơ quan quân sự các cấp và Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

1. Bộ Quốc phòng có trách nhiệmsau:

a) Trình Chính phủ ban hành và banhành các văn bản quy phạm pháp luật về dân quân tự vệ theo thẩm quyền;

b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcvà tổ chức thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ;

c) Chủ trì,

Nguồn: https://firstreal.com.vn
Danh mục: Tài Chính

Related Posts

Mức phạt tiền thuế chậm nộp? Cách tính và cách hạch toán?

cách tính tiền chậm nộp thuế gtgt 2021

Bảng giá bảo dưỡng xe máy Honda mất bao nhiêu tiền – Giá mùa tết

thay phốt xe máy bao nhiêu tiền

Cách viết công văn xin giảm tiền thuê văn phòng chuẩn chỉnh từ A-Z

công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng

Mất tiền trong tài khoản ngay sau cuộc gọi của “nhân viên ngân hàng”

techcombank làm mất tiền của khách

Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 9 tháng 1 năm 2022

kqxs tiền giang 9/1/2022

Thay màn hình Oppo A5s giá bao nhiêu tiền? Bảng giá

thay màn hình oppo a5s hết bao nhiêu tiền