Bố Ơi Mình Đi Đâu Thế Mùa 4 Tap 14

QĐND Online – Đời sống của cán bộ, chiến sĩ trong những ngày đầu giữ đảo Trường Sa dù có nhiều khó khăn, nhưng bằng tinh thần, ý chí và sự sáng tạo, những người chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ đã vượt qua tất cả. Trong những ngày tháng khó khăn ấy, mỗi cán bộ, chiến sĩ đều đều hiểu nhiệm vụ cao cả nhất chính là bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Bạn đang xem: Bố ơi mình đi đâu thế mùa 4 tap 14

Báo QĐND Điên tử xin tiếp tục giới thiệu các bài viết tiếp theo trong loạt bài loạt bài: “Sóng gió trên những đảo tiền tiêu” đã được đăng tải trên Báo Quân đội nhân dân hằng ngày trong tháng 3-1976 do hai phóng viên Nguyễn Thắng và Hà Đình Cẩn thực hiện. Do hạn chế về sự cung cấp và xử lý thông tin, có một số chi tiết trong các bài báo có thể chưa thật sự chính xác. Báo QĐND Điện tử xin trích đăng lại nguyên văn theo bản gốc của tác phẩm đã xuất bản và mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả, đặc biệt là những cựu chiến binh, những nhân vật trong bài báo, những người đã tham gia giải phóng Trường Sa, cũng như ở lại giữ đảo sau đó.

Màu xanh thân thuộc

Chúng tôi theo tàu 681 ra đảo.

Tới vùng biển rộng, tàu chúng tôi gặp nhiều tàu nước ngoài qua lại. Đó là những tàu buôn lớn, sừng sững như tòa nhà năm tầng nổi trên mặt nước, to bằng mấy lần tàu 681. Nhưng mỗi khi gặp tàu chúng tôi, họ đều từ tốn nổi còi chào trước.

Tàu 681 kéo còi đáp lễ.

Chúng tôi nhìn cờ Tổ quốc bay trên nóc tàu, lòng tràn ngập tự hào.

Lá cờ chiến thắng.

Cờ bay từ những cánh rừng tràn ra đồng bằng. Từ ngách giao thông hào cắm lên đồn địch. Rồi từ đỉnh đồn giặc cờ vẫy gọi những bàn chân xung kích cắm trên nhiều đồn địch khác cho đến khi thành rừng cờ bay trên toàn bộ lãnh thổ Tổ quốc. Cờ bay trên biển khơi, bạn bè nhìn thấy cảm phục và thân thiết kéo còi chào.

Cán bộ, chiến sĩ huyện đảo Trường Sa đang ngày đêm kế thừa truyền thống không chỉ sẵn sàng chiến đấu cao, mà còn phủ xanh quần đảo. Ảnh: TUẤN SƠN

Trên đài chỉ huy, cán bộ hoa tiêu nhận ra chiếc tàu buôn của Pháp, họ đánh tín hiệu bằng cờ, “Chào các bạn Việt Nam chiến thắng”…

Hôm trước, ở sở chỉ huy Bộ tư lệnh Hải quân tiền phương, các cán bộ lãnh đạo dự kiến một chuyến hàng đặc biệt cho đảo, chở 100 tấn đất phù sa sông Cửu Long ra đảo đề bồi đắp cho đảo thêm màu mỡ, có thể trồng rau và hoa. Nghe tin ấy tôi nghĩ có lẽ đảo này cằn cỗi chỉ có đá và sóng gió bao quanh; chỉ có hoang dại và nắng?

Nhưng ngược lại với điều đó. Đảo đang rõ dần trước mũi tàu kia, xanh ngắt. Trước mắt tôi không phải là đá mà là hàng dừa. Những cây dừa lực lưỡng xanh tươi soi bóng xuống mặt nước.

Tưởng xa xôi hóa ra gần gũi như làng xóm.

Tưởng dữ dội, hóa ra thật bình dị.

Hòn đảo ngan ngát xanh bóng dừa Bình Định thân thuộc. Bàn tay Việt Nam nào đã trồng dừa, dừa ơi?

Bước lên đảo, mới biết ý định đưa 100 tấn phù sa sông Cửu Long lên đảo không phải chỉ là để trồng rau mà là sự tượng trưng tình cảm của những người giữ dân muốn đất màu mỡ của quê hương thức với họ trên hòn đảo này…

Dù đất nước còn khó khăn khi vừa thoát khỏi chiến tranh giải phóng dân tộc, nhưng cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa luôn nhận được sự quan tâm của nhân dân trong đất liền.

Đảo chim

5 giờ sáng đã thấy mặt trời mọc từ mặt biển lên. Và 18 giờ 30 chiều, mặt trời lặn từ từ xuống chân sóng hoe vàng. Ở đây nắng rất nhiều, nhưng khí hậu không khô và nóng. Biển rộng, sâu hấp hút nhiệt, Gió lại nhẫn nại thổi suốt đêm ngày làm cho không khí thoáng mát.

Anh em bộ đội trên đảo vạm vỡ da nâu bóng.

Thiên nhiên tạo cho bộ đội trên đảo một thời gian biểu riêng biệt, 4 giờ 30 phút đã tập thể dục. Có nhiều ngày, anh em tập thể dục, cơm nước xong, đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam mới nổi nhạc hướng dẫn thể dục buổi sáng.

Bước chân lên đào vào sáng sớm nay, chúng tôi được anh em chiến sĩ kể về một buổi tập thể dục lý thú trên đảo.

– Sáng mới lên đảo, anh em tập thể dục. Đồng chí cán bộ trung đội hô động tác “chết” để uốn nắn động tác cho anh em tập sai. Thế là chim ùa đến đậu trên vai, trên tay. Càng để động tác “chết” lâu chim càng kéo đàn đến tối mắt, tối mũi. Khi đồng chí hướng dẫn viên hô … “hai…” chuyển động tác, bầy chim cỗ cánh bay đi…

Chim trên đảo nhiều vô kể.

Tôi cầm xẻng, đào xuống mặt đảo, một lớp đất xôm xốp dày đến 40 phân. Đó là phân chim bao đời nay tích lại.

Xem Thêm : Tra cứu số tài khoản ngân hàng Vietinbank

Chúng tôi đi trên đảo phải lựa từng bàn chân bước để tránh xéo vào chim non và trứng chim. Chim mới nở bò kềnh càng trên mặt đất. Cả đảo tựa như là một ổ chim lớn vậy. Tiếng chim “kéc…kéc” ran ran, dai dẳng suốt ngày…

Để xem mật độ chim, chúng tôi kẻ ô vuông trên bãi cát cho chim đậu rồi đếm được 21 con chim trên một mét vuông.

Buổi sáng, chim dậy sớm như người. Khi anh em tập thể dục, chim bay rào rào như một đám mây.

– Hôm mới lên đảo – Anh chiến sĩ lại kể – giờ tập thể dục buổi sáng, có anh đội mũ sắt, vì… sợ chim bay đẻ rơi trứng xuống đầu và nhất là sợ phân chim rơi. Sau có kinh nghiệm biết được hướng chim thường lao đi, chúng tôi tránh được.

– Chim thường bay hướng nào?

– Nam hoặc tây-nam. Cả hai hướng này, bay thẳng có thể về đến đất liền.

Chim trên đảo nhiều, hàng vạn con trên mỗi hòn đảo nhỏ. Nhưng không nhiều loại như chim rừng. Đông đảo nhất là chim vịt rồi đến hải âu và ó biển. Ở biển gọi là đại bàng biển.

Chim vịt, chân có màng như chân vịt, lông màu xám đen, đầu bạc na ná giống chim bồ câu nhưng mình thì như sáo. Tiếng chim kêu na ná vịt: krẹc, krẹc… Chim vịt dạn với người

Đêm trên đảo có gió xoáy, chúng tôi không thể nào ngủ được vị bầy chim vịt rúc vào lều bạt “krẹc” suốt đêm.

Xem thêm: Điện Thoại Siêu Mỏng Nhất Hiện Nay, 5 Điện Thoại Mỏng Nhất Thế Giới Hiện Nay

Chim vịt không to lắm, thường nửa cân, thịt ăn như mọi loại chim rừng, béo như thịt con ca ca. Trứng luộc ăn y như trứng gà. Lúc đầu mới ăn, chiến sĩ ta thích lắm, nhưng ăn mãi cũng ngán

Chim hải âu ở đây nhiều loại: Hải âu lông trắng, mỏ đỏ, cánh sải dài, hải âu bụng trắng lưng và hải âu đen tuyền. Hình dáng các loại hải âu giống nhau, chỉ khác có bộ lông, có lẽ thiên nhiên muốn cho hải âu nhiều bộ áo đẹp.

Ó biển là loài chim hung dữ, lông đen, mình to bằng con gà trống thiến lớn, cánh sải dài tới 1 mét 70, mỏ to, quặp như vuốt hổ.

Một đồng chí thăm đảo với chúng tôi ném một hòn đá, xua ó biển bay lên để chụp ảnh. Nhưng chuyện bất ngờ: Ó biển bay lên, kêu “óoc, óoc” lông cổ xù ra, hung dữ lao thẳng vào người vừa ném đá để cắn trả. Mấy con ó cũng xô đến, tối mắt, buộc lòng đồng chí nọ phải nổ súng xua chúng đi.

Anh em chiến sĩ trên đảo coi chim như một thứ gia cầm dự trữ nguồn thực phẩm vô tận. Lấy trứng và bắt chim, đơn vị có kế hoạch bảo vệ lâu dài để giữ bầy chim mãi mãi đông đặc cho đảo. Chúng dễ bắt như gà. Trước bữa ăn, cần mấy chục con làm thịt, anh nuôi xách giỏ đi 10 phút là đâu vào đấy,

Chim tạo cho đảo sự giàu có và nên thơ. Gặp cả hai điều này ngay trong ngày đầu tôi đặt chân lên đảo: Ăn bữa cơm chung với đơn vị và sau giờ tập, anh em chiến sĩ vui chơi giữa bầy chim.

Gặp gỡ những cánh rừng

Không có bóng dáng mùa đông trên đảo này. Chỉ có mùa thu mát rượi về đêm và mùa hè ấm áp về ngày. Không khí ấy cùng với cát pha và phân chim tạo ra những vùng cây cỏ đặc biệt trên đảo.

Chúng tôi đi xem một trong những khu rừng trên đảo. Những khu rừng mới thấy lần đầu mà thân thuộc như gặp lại cánh rừng quê hương.

Đặc biệt là cây bàng.

Đảo có hai loại bàng. Bàng quả tròn giống những cây bàng thường gặp trên hè phố, nhưng lá không vàng cháy mà xanh mượt, phiến là dày, quả to như trứng vịt. Quả chín vàng xộm, thơm, ăn mát ngọt. Đập hột lấy nhân ăn bùi như nhân trám.

Độc đáo là bàng quả vuông, rất hiếm có trên đất liền. Cây bàng quả vuông ở đảo đường kính gốc đến 2 mét, chiều cao 16 mét, xòa một vùng bóng mát rộng 40 mét vuông đủ cho cả một đại đội trú nắng.

Lá bàng quả vuông cũng giống như lá bàng thường, nhưng lớn hơn, to như cái quạt, dài 40 cen-ti-mét, bề ngang 30 cen-ti-mét. Bàng ra hoa vào mùa xuân, nở từng chùm từa tựa hoa bưởi, chân hoa nhụy trắng, sát cuống ngả màu phớt hồng. Cuối mùa hoa, bàng kết vuông bốn cạnh. Một quả bàng vuông cuối mùa nặng khoảng 0,5 kg, có quả nặng 1kg.

Sự sáng tạo của người chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ đã giúp cán bộ, chiến sĩ Trường Sa nhanh chóng thích nghi với đời sống trên đảo và tăng gia, cải thiện nâng cao đời sống.

Ai đã trồng lên cây bàng này?

Theo con đường Huế, lên vùng rừng phía tây, thi thoảng ta có gặp cây bàng quả vuông. Có phải giống bàng “quý phái” này của Huế dược đem ra đảo từ năm 1826 do đạo quân đi tìm hải vật của nhà vua ra đây trồng cây và lập miếu thờ thổ thần trên đảo?

Xem Thêm : Top 7 xe tay ga nữ dưới 40 triệu đẹp nhất hiện nay 2022

Cây bàng có sức sống mạnh mẽ. Trong bão tố nó đã gãy cành nhiều lần để lại những vết sẹo trên thân. Sau mỗi lần gãy, bàng lại đâm nhánh, gốc to xù ra. Hiện nay có cây bàng đến được 9 nhánh lớn từ gốc nảy lên.

Mù u là loại cây khá quen thuộc đối với đồng bào miền Nam ta. Nhất là đồng bào Nam Bộ. Lá mù u cứng, mỡ và mịn, hơi giống lá đa. Tháng 6 ở vùng U Minh và ở đảo xa xôi này đều cùng mùa hoa mù u. Hoa sáu cánh, nhụy vàng. Nếu ở rừng U Minh, mùa hoa mù u là mùa ong luyện mật thì ở đây không có ong, mùi thơm ngan ngát của hoa dành riêng cho chiến sĩ giữ đảo.

Trong những căn hầm chống bão, anh em lấy nhựa mù u làm dầu đốt. Ngọn lửa dầu mù u cháy sáng, thơm phức.

Ở Nha Trang có loại cây nhàu, ở đảo cũng có loại cây này. Cây không to, lá như lá cà phê, quả bằng trái trứng, có mắt như quả thống. Nhàu là loại cây thuốc. Ăn quả chữa đau lưng. Lá non chữa bệnh viêm. Rễ nhàu sao kỹ, sắc nước đủ ba bữa, uống đều đặn, chữa được bệnh huyết áp cao. Đến đảo gặp những cánh rừng với những loại cây thân thuộc, càng thấy mảnh đất này thiêng liêng, bao nhiêu thế hệ người Việt Nam đã đến đây gìn giữ và tô đẹp cho chúng ta hôm nay.

Các chiến sĩ bảo vệ đảo Bão Tố dùng san hô ghép màu sao vàng trên nền đá. Ảnh: NGUYỄN THÀNH THÁI.

Những con vích đồ sộ

Thuyền trưởng Phạm Hồng dẫn chúng tôi đi thăm một hòn đảo khác. Anh là người đã 13 năm liền lênh đênh trên biển cả làm nhiệm vụ chuyển vũ khí từ Hải Phòng vào mũi Cà Mau cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong những lần đi biền ấy, anh đã nhiều lần qua vùng đảo này. Anh kể:

– Mỗi hòn đảo là thế giới riêng biệt của biển. Có đảo chim đen đặc. Có đảo cây rậm rạp. Có đảo chỉ có cát vàng. Và anh đến hôm nay là đảo vích.

Chúng tôi chưa biết con vích là thế nào, đang hỏi thêm và cố hình dung cho ra thì thuyền đã cập đảo. Bước qua bãi san hô, vào đến bãi cát, chúng tôi gặp 4 chiến sĩ mặc chiếc quần cộc, đang gò lưng ì ạch kéo một vật gì bên bẹt to như khối đá xám.

– Vích đấy anh ạ, chúng tôi bắt được đêm hôm qua. Nghe tin các anh đến, anh em định kéo lên, cột lại, gửi các anh chuyên về đất liền làm… ngựa cưỡi!

Anh chiến sĩ trẻ vui nhộn ngồi trên lưng con vích. Con vích thò bốn cẳng bò trên bãi cát, cõng tênh tênh trên lưng người chiến sĩ, anh cười ngặt nghẽo.

Vích, có người gọi là rùa biển. Nó cũng cùng họ với ba ba, rùa, đồi mồi. Mai vích cứng, 13 vầng (có con 18 vầng). Đường rìa xung quanh có 24 vân nhỏ, hình chữ nhật xếp nối liền nhau.

Bốn chân vích là bố mái chèo khỏe khoắn. Hai chân trước dài gấp rưỡi hai chân sau. Vì thế vích ở dưới nước bơi nhanh và khỏe, phải 4 chiến sĩ mới có thể bắt được nó. Nhưng ở trên cạn, vích chậm chạp và rất ngoan ngoan chịu sai khiến.

Tôi hỏi đồng chí chiến sĩ:

– Từ hôm lên đảo, anh em đã bắt được bao nhiêu con vích?

– 32 con ạ

– Trung bình mỗi con nặng 1 tạ thì cả đơn vị đã ăn 3 tấn 2 thịt vích rồi còn gì?

Anh chiến sĩ cười:

– Hơn chứ anh. Có lần cả tiểu đội “hò dô” kéo từ biển lên một con vích nặng 132 kg.

Chả thế mà… – anh ta bẹo vào đôi má bánh đúc của anh chiến sĩ bên cạnh – lính ta cứ phính phính ra thế này!

Mọi người cười.

Anh chiến sĩ lại nói:

– Hôm mới đặt chân lên đảo, có đồng chí đi tuần tra, gặp vích lên bãi cát đẻ, anh ta hoảng quá không hiểu con gì mà to bè, kềnh càng thế kia… Liệu nó có hung dữ như cá sấu lên bãi cát đẻ trứng không? Đồng chí nọ giương súng bắn. Nghe tiếng súng, anh em chạy ra mới vỡ lẽ. Mấy đồng chí miền biển mới hướng dẫn cách bắt vích cho cả đơn vị. Dễ thôi: gặp vích, đứng chặn đầu hoặc cưỡi lên lưng nó, vích sẽ thụt đầu vào mai, lật ngửa nó lên (4 hoặc 5 người mới lật ngửa ra được), bốn chân không bấu đất được, thế là ta đặt đâu, vích nằm đó…

Xem thêm: Tivi Samsung Không Kết Nối Internet Là Gì ? Các Cách Khắc Phục Nhanh

Vích to, nhưng trứng nhỏ, tròn như quả bóng bàn. Vỏ trứng mềm, không cứng như trứng chim. Vích bới cát nằm để một ổ hàng trăm quả rồi phủ cát lên, nhờ ánh sáng mặt trời “ấp” cho nở con. Vích mẹ vụng về không biết ấp. Nhưng khi chờ đợi những đứa con ra đời nhờ hơi ánh mặt trời, vích mẹ thường quanh quẩn bên ổ trứng để bảo vệ và sẵn sàng tấn công loài vật nào đến phá hoại tổ.

Bữa cơm trưa, ăn với thịt vích. Thịt vích màu nâu, giống như thịt bò, ngọt và mềm như thịt bê non. Anh nuôi hẹn với tôi:

– Anh ở đây đến ngày mai, chúng tôi xin thiết anh bữa… phở vích! Gạo tám Rạch Giá mới gửi ra đây sẽ ngâm, giã bột làm bánh tráng. Ở đảo gian khổ lắm, nhưng khi có điều kiện ta càng phải tổ chức sinh hoạt cho tốt chứ!

Nguồn: https://firstreal.com.vn
Danh mục: Tài Chính

Related Posts

Mức phạt tiền thuế chậm nộp? Cách tính và cách hạch toán?

cách tính tiền chậm nộp thuế gtgt 2021

Bảng giá bảo dưỡng xe máy Honda mất bao nhiêu tiền – Giá mùa tết

thay phốt xe máy bao nhiêu tiền

Cách viết công văn xin giảm tiền thuê văn phòng chuẩn chỉnh từ A-Z

công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng

Mất tiền trong tài khoản ngay sau cuộc gọi của “nhân viên ngân hàng”

techcombank làm mất tiền của khách

Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 9 tháng 1 năm 2022

kqxs tiền giang 9/1/2022

Thay màn hình Oppo A5s giá bao nhiêu tiền? Bảng giá

thay màn hình oppo a5s hết bao nhiêu tiền