Chuyên Đề 7 Dạy Học Và Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Học Sinh Năng Khiếu Trong Trường Tiểu Học

Chiều ngày 29 tháng 10 năm 2018, trường Tiểu học Cổ Đô tổ chức buổi sinh hoạt tổ khối chuyên môn với chuyên đề “ Bồi dưỡng học sinh giỏi” do tổ khối chuyên môn tổ 5 thực hiện. Đồng chí Nguyễn Thị Thơ- Tổ trưởng đã điều hành tổ sinh hoạt một cách nghiêm túc, hiệu quả.

Bạn đang xem: Chuyên đề 7 dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi học sinh năng khiếu trong trường tiểu học

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

CHUYÊN ĐỀ: ‘ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI”

Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Để sinh hoạt chuyên môn thực sự hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm, tham gia tích cực của đội ngũ giáo viên cần khắc phục tính đơn điệu về hình thức, nghèo nàn về nội dung, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp và tháo gỡ những khó khăn của giáo viên trong thực tiễn dạy học. Đặc biệt, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một hoạt động dạy học mang tính đặc thù cao, người học là học sinh giỏi, có năng khiếu môn học, người dạy là những giáo viên có trình độ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm trong công tác dạy học.

Vì vậy, chiều ngày 29 tháng 10 năm 2018, trường Tiểu học Cổ Đô tổ chức buổi sinh hoạt tổ khối chuyên môn với chuyên đề “ Bồi dưỡng học sinh giỏi” do tổ khối chuyên môn tổ 5 thực hiện. Đồng chí Nguyễn Thị Thơ- Tổ trưởng đã điều hành tổ sinh hoạt một cách nghiêm túc, hiệu quả. Tổ đã đưa ra những vấn đề để thảo luận:

*

1. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:

2. Phát hiện và chọn HSG

3.Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi.

Sau khi thảo luận sôi nổi, tổ 5 đã đưa ra một số vấn đề cơ bản như sau:

3.1. Đối với đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng

– Nhiệt tình, năng động.

– Xây dựng nội dung dạy phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh

– Giáo viên phải tự đọc, tự học để đáp ứng nhiệm vụ đang đảm nhận; giáo viên tự soạn nội dung giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Nội dung giảng dạy được tổng hợp, bổ sung từ nhiều nguồn tư liệu: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đề thi HSG cấp huyện , thành phố…

– Bồi dưỡng qua giao lưu, học hỏi với các tổ CM trong trường, với tổ CM ở trường khác…

3.2. Công tác đánh giá, phát hiện học sinh giỏi

Xem Thêm : Tiền công thực tế là gì? Khác biệt với tiền công danh nghĩa ra sao

– Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên là khâu phát hiện và tuyển chọn học sinh, khâu này quan trọng chẳng khác gì khâu “chọn giống của nhà nông”.

– Phương châm giảng dạy là “Phải làm cho học sinh yêu thích môn học của mình, truyền ngọn lửa yêu thích môn học thì mới có hiệu quả trong giảng dạy” vì vậy trong các bài giảng bên cạnh việc cung cấp các kiến thức thầy cô cần dạy cho học sinh lối sống, kỹ năng và những ứng dụng của kiến thức được học vào thực tế cuộc sống.

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần khơi gợi để học sinh tự khám phá, bộc lộ cách tiếp cận vấn đề mới, từ đó GV đánh giá được tư chất và năng lực của học sinh. Một số biểu hiện thường thấy ở những học sinh có tư chất thông minh là:

+ Năng lực tư duy lô gic, các mối quan hệ; kĩ năng thao tác giải quyết vấn đề và sáng tạo cái mới; kĩ năng thực hành, tổ chức sắp xếp công việc.

+ Năng lực phản biện. Trước mỗi tình huống, học sinh có khả năng phản biện hay không? Có biết thay đổi giả thiết, thay đổi hoàn cảnh để tạo ra tình huống mới hay không?

+ HS có tinh thần vượt khó và bản lĩnh trước tình huống khó khăn. Có khả năng tìm tòi phương hướng giải quyết vấn đề khó, biết tự bổ sung kiến thức, phương tiện để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. Có sự nhạy cảm đón bắt ý tưởng từ những người xung quanh, biết lắng nghe, có khả năng tiếp thu, chọn lọc, tổng hợp ý kiến từ những người xung quanh.

Từ những biểu hiện trên GV đưa ra phương pháp bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, tài liệu… để HS nhanh chóng tiếp cận.

3.3. Công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi

– Điều quan trọng nhất trong quá trình dạy học là làm cho học sinh yêu thích môn học, “thổi lửa” khơi dậy, nuôi dưỡng lòng đam mê học tập, khát khao khám phá của học sinh.

– GV có thể giảng dạy theo các mảng kiến thức, kĩ năng; rèn cho HS kĩ năng làm bài ở từng dạng, từng chủ đề. Sau khi trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản của bộ môn, giáo viên chú ý nhiều hơn đến việc dạy học sinh phương pháp phát huy năng lực của học sinh.

a. Về chương trình bồi dưỡng

– Giáo viên tham gia dạy phải có khả năng soạn, dạy chuyên đề chuyên sâu.

– Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức.

Xem thêm: Tạo Tổng Đài Tin Nhắn Miễn Phí, Dịch Vụ Tin Nhắn 2 Chiều 8X00

– Giáo viên đầu tư đào sâu chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ dạng thức đề thi về kỹ năng ở các đề thi đã qua.

b. Về xây dựng phương pháp học tập của học sinh giỏi

– Say mê, hứng thú học tập

Xem Thêm : Cô vợ xinh đẹp lạnh lùng của tổng tài

– Trong công tác BD HSG , GV là người quản lí chính việc tự học của các em trên lớp. Chính trong thời gian này các em nghiên cứu tài liệu, bổ sung kiến thức, trao đổi phương pháp giải bài tập, từ đó hoàn thành việc trả bài cho thầy cô được đầy đủ hơn.

– Thường xuyên liên lạc với gia đình, kết hợp cùng gia đình của các HS để động viên kịp thời các em.

4. Kết luận của đồng chí Mai Thị Ngọc Anh:

Muốn có học sinh giỏi thì phải có thầy giỏi. Vì vậy cần:

– Chọn đúng đối tượng học sinh.

– Lập kế hoạch, thời khóa biểu, thời gian biểu phù hợp.

– Phân công giáo viên phù hợp với năng lực chuyên môn.

– Giáo viên được phân công xây dựng kế hoạch cá nhân, có biện pháp và sử dung phương pháp phù hợp, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, năng lực của học sinh

– Tạo ra những nhóm bạn, đôi bạn cùng tiến, nhóm sáng tạo.

– Tổ chức các hình thức thi đua trong tổ nhóm tổ nhóm, lớp để kích thích động viên các em.

– Xây dựng các câu lạc bộ năng khiếu của học sinh.

– Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các dạng bài, các chuyên đề thông qua mạng internet.

– Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, động viên khích lệ học firstreal.com.vn.vnáo gữ những khó khăn vướng mắc mà học sinh gặp phải.

– Kết hợp với phụ huynh học sinh để hỗ trợ các em học tốt.

Xem thêm: Tem Bưu Điện Việt Nam Đã Có Bao Nhiêu Lần Phát Hành Tem Bưu Chính

– Kết hợp với thư viện, đề xuất BGH để cung cấp nguồn tại liệu hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.

– Tổ chức các cuộc thi đẻ phát huy năng khiếu, phát hiện những nhân tố tích cực.

Nguồn: https://firstreal.com.vn
Danh mục: Tài Chính

Related Posts

Mức phạt tiền thuế chậm nộp? Cách tính và cách hạch toán?

cách tính tiền chậm nộp thuế gtgt 2021

Bảng giá bảo dưỡng xe máy Honda mất bao nhiêu tiền – Giá mùa tết

thay phốt xe máy bao nhiêu tiền

Cách viết công văn xin giảm tiền thuê văn phòng chuẩn chỉnh từ A-Z

công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng

Mất tiền trong tài khoản ngay sau cuộc gọi của “nhân viên ngân hàng”

techcombank làm mất tiền của khách

Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 9 tháng 1 năm 2022

kqxs tiền giang 9/1/2022

Thay màn hình Oppo A5s giá bao nhiêu tiền? Bảng giá

thay màn hình oppo a5s hết bao nhiêu tiền