Độ che phủ của rừng trong một đơn vị hành chính hoặc vùng lãnh thổ là tỷ lệ phần trăm của

MỤC LỤC VĂN BẢN *

QUỐC HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –

Luật số: 16/2017/QH14

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017

LUẬTLÂM NGHIỆP

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Lâm nghiệp.

Bạn đang xem: Độ che phủ của rừng trong một đơn vị hành chính hoặc vùng lãnh thổ là tỷ lệ phần trăm của

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Luật này quy định về quản lý, bảo vệ,phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.

Điều 2. Giảithích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đâyđược hiểu như sau:

1. Lâm nghiệp là ngành kinh tế- kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến vàthương mại lâm sản.

2. Hoạt động lâm nghiệp bao gồmmột hoặc nhiều hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến vàthương mại lâm sản.

3. Rừng là một hệ sinh tháibao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng vàcác yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loàicây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vậttrên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác;diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.

4. Độ tàn che là mức độ chekín của tán cây rừng theo phương thẳng đứng trên một đơn vị diện tích rừng đượcbiểu thị bằng tỷ lệ phần mười.

5. Tỷ lệ che phủ rừng là tỷ lệphần trăm giữa diện tích rừng so với tổng diện tích đất tự nhiên trên một phạmvi địa lý nhất định.

6. Rừng tự nhiên là rừng có sẵntrong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổsung.

7. Rừng trồng là rừng đượchình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên;trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng.

8. Rừng tín ngưỡng là rừng gắnvới niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng.

9. Chủ rừng là tổ chức, hộ giađình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất,cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặngcho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.

10. Quyền sở hữu rừng sản xuất làrừng trồng bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủrừng đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầutư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng.

11. Quyền sử dụng rừng là quyềncủa chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng.

12. Giá trị rừng là tổng giátrị các yếu tố cấu thành hệ sinh thái rừng và các giá trị môi trường rừng tại mộtthời điểm, trên một diện tích rừng xác định.

13. Giá trị quyền sử dụng rừnglà tổng giá trị tính bằng tiền của quyền sử dụng rừng tại một thời điểm, trên mộtdiện tích rừng xác định.

14. Loài thực vật rừng, động vật rừngnguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệtvề kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn íttrong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.

15. Mẫu vật các loài thực vật rừng,động vật rừng là thực vật rừng, động vật rừng còn sống hoặc đã chết, trứng,ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của chúng.

16. Lâm sản là sản phẩm khaithác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồmcả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến.

17. Hồ sơ lâm sản là tài liệuvề lâm sản được lưu giữ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh lâm sản và lưu hành cùngvới lâm sản trong quá trình khai thác, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển,chế biến, cất giữ.

18. Gỗ hợp pháp là gỗ, sản phẩmgỗ được khai thác, mua bán, sản xuất phù hợp với quy định của pháp luật ViệtNam.

19. Quản lý rừng bền vững làphương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng,không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảovệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.

20. Chứng chỉ quản lý rừng bền vữnglà văn bản công nhận một diện tích rừng nhất định đáp ứng các tiêu chí về quảnlý rừng bền vững.

21. Nhà nước cho thuê rừng làviệc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cánhân có nhu cầu sử dụng rừng thông qua hợp đồng cho thuê rừng.

22. Thuê môi trường rừng là việctổ chức, cá nhân thỏa thuận với chủ rừng để được sử dụng môi trường rừng trong mộtthời gian nhất định thông qua hợp đồng cho thuê môi trường rừng theo quy định củapháp luật.

23. Dịch vụ môi trường rừng làhoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng.

24. Cộng đồng dân cư bao gồm cộngđồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon,phum, sóc, tổ dân phố, điểm dân cư tương tự và có cùng phong tục, tập quán.

25. Vùng đệm là vùng rừng,vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh giới của khu rừng đặc dụng có tác dụngngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu rừng đặc dụng.

26. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt củarừng đặc dụng là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn của vườn quốc gia, khu dựtrữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh.

27. Phân khu phục hồi sinh thái củarừng đặc dụng là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừng phục hồi hệsinh thái tự nhiên của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài- sinh cảnh.

28. Phân khu dịch vụ, hành chính củarừng đặc dụng là khu vực hoạt động thường xuyên của ban quản lý rừng đặc dụng,cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí kết hợp vớixây dựng công trình quản lý dịch vụ của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên,khu bảo tồn loài – sinh cảnh.

29. Đóng cửa rừng tự nhiên làdừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trong một thời gian nhất định bằng quyết định củacơ quan nhà nước có thẩm quyền.

30. Mở cửa rừng tự nhiên làcho phép khai thác gỗ rừng tự nhiên trở lại bằng quyết định của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền.

31. Suy thoái rừng là sự suygiảm về hệ sinh thái rừng, làm giảm chức năng của rừng.

Điều 3. Nguyên tắchoạt động lâm nghiệp

1. Rừng được quản lý bền vững về diệntích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội,quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giátrị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảođảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cánhân hoạt động lâm nghiệp.

3. Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗitừ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sảnđể nâng cao giá trị rừng.

4. Bảo đảm công khai, minh bạch, sựtham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạtđộng lâm nghiệp.

5. Tuân thủ điều ước quốc tế liênquan đến lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên có quy định khác với quy định của Luật này hoặc văn bản quy phạm pháp luậtViệt Nam chưa có quy định thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 4. Chínhsách của Nhà nước về lâm nghiệp

1. Nhà nước có chính sách đầu tư vàhuy động nguồn lực xã hội cho hoạt động lâm nghiệp gắn liền, đồng bộ với chínhsách phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.

2. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạtđộng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

3. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp.

4. Nhà nước tổ chức, hỗ trợ quản lý,bảo vệ và phát triển rừng sản xuất; giống cây trồng lâm nghiệp, phục hồi rừng,trồng rừng mới; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến,công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện dịch vụ môi trường rừng; trồngrừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; kết cấu hạ tầng;quản lý rừng bền vững; chế biến và thương mại lâm sản; hợp tác quốc tế về lâmnghiệp.

5. Nhà nước khuyến khích sản xuấtlâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; sản xuất lâm nghiệp hữu cơ; bảo hiểm rừng sản xuấtlà rừng trồng.

6. Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dântộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắnvới giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; được hợp tác, liên kếtbảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hànhvăn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ.

Điều 5. Phân loạirừng

1. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu,rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau:

a) Rừng đặc dụng;

b) Rừng phòng hộ;

c) Rừng sản xuất.

2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếuđể bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoahọc, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợpdu lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừngđặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

a) Vườn quốc gia;

b) Khu dự trữ thiên nhiên;

c) Khu bảo tồn loài – sinh cảnh;

d) Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừngbảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảovệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệcao;

đ) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệmkhoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.

3. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếuđể bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chốngsa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốcphòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịchvụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:

a) Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảovệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;

b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

4. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếuđể cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịchsinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

5. Chính phủ quyđịnh chi tiết về tiêu chí xác định rừng, phân loại rừng và Quy chế quản lý rừng.

6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn quy định chi tiết tiêu chí xác định mức độ xung yếu của rừngphòng hộ.

Điều 6. Phân địnhranh giới rừng

1. Rừng được phân định ranh giới cụthể trên thực địa, trên bản đồ và lập hồ sơ quản lý rừng. Hệ thống phân địnhranh giới rừng thống nhất trên phạm vi cả nước theo tiểu khu, khoảnh, lô rừng.

2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn quy định chi tiết Điều này.

Điều 7. Sở hữu rừng

1. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đốivới rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm:

a) Rừng tự nhiên;

b) Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toànbộ;

c) Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, đượctặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định củapháp luật.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộngđồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm:

a) Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cánhân, cộng đồng dân cư đầu tư;

b) Rừng được nhận chuyển nhượng, tặngcho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Chủ rừng

1. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quảnlý rừng phòng hộ.

2. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp,hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạtđộng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.

3. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trangnhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang).

4. Tổ chức khoa học và công nghệ, đàotạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.

5. Hộ gia đình,cá nhân trong nước.

6. Cộng đồng dân cư.

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.

Điều 9. Các hànhvi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp

1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừngtrái quy định của pháp luật.

2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chấtnổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định củapháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt củarừng đặc dụng, rừng mới trồng.

3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàngtrữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng,động vật rừng trái quy định của pháp luật.

4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinhthái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.

5. Vi phạm quy định về phòng cháy vàchữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại laixâm hại; dịch vụ môi trường rừng.

6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chếbiến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất,tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốctế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên,tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng,đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy địnhcủa pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.

8. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồirừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật;cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổidiện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trịquyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định củapháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng,cho thuê rừng.

9. Sử dụng nguyên liệu trong chế biếnlâm sản trái quy định của pháp luật.

Chương II

QUY HOẠCH LÂMNGHIỆP

Điều 10. Nguyêntắc, căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp

1. Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phảituân thủ nguyên tắc của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốcgia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia,chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học;

b) Bảo đảm quản lý rừng bền vững;khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trịkinh tế của rừng và giá trị văn hóa, lịch sử; bảo vệ môi trường, ứng phó với biếnđổi khí hậu và nâng cao sinh kế của người dân;

c) Rừng tự nhiên phải được đưa vàoquy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;

d) Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổchức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; bảo đảm công khai, minh bạch vàbình đẳng giới;

đ) Nội dung về lâm nghiệp trong quyhoạch tỉnh phải phù hợp với nội dung quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.

2. Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phảituân thủ căn cứ của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:

a) Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc giaphải căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia,chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia;

b) Nội dung về lâm nghiệp trong quyhoạch tỉnh phải căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;

c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội,nguồn lực của cả nước hoặc địa phương.

Điều 11. Thời kỳvà nội dung quy hoạch lâm nghiệp

1. Thời kỳ quy hoạch lâm nghiệp cấpquốc gia là 10 năm; tầm nhìn từ 30 năm đến 50 năm.

2. Nội dung quy hoạch lâm nghiệp phảiphù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch và bao gồm các nội dung sauđây:

a) Thu thập, phân tích, đánh giá cácdữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, thực trạng tài nguyên rừng; chủtrương, định hướng phát triển, quy hoạch có liên quan; đánh giá nguồn lực pháttriển và các vấn đề cần giải quyết;

b) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạchlâm nghiệp kỳ trước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chế biến và thương mạilâm sản; đầu tư, khoa học và công nghệ, lao động;

c) Dự báo về nhu cầu và thị trườnglâm sản, dịch vụ môi trường rừng, tác động của biến đổi khí hậu, tiến bộ khoa học- kỹ thuật, tiến bộ công nghệ áp dụng trong lâm nghiệp;

d) Nghiên cứu bối cảnh, các mối liênkết ngành; xác định yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội đối với ngành;

đ) Xác định quan điểm, mục tiêu pháttriển lâm nghiệp;

e) Định hướng phát triển bền vững rừngđặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;

g) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầnglâm nghiệp;

h) Định hướng phát triển thị trường,vùng nguyên liệu, chế biến lâm sản;

Xem Thêm : 1 Kíp Lào bằng bao nhiêu tiền Việt Nam

i) Giải pháp, nguồn lực tổ chức thựchiện quy hoạch.

Điều 12. Lập, lấyý kiến, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia

1. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạchlâm nghiệp cấp quốc gia được quy định như sau:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;

b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy bannhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việclập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.

2. Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâmnghiệp cấp quốc gia được thực hiện như sau:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn tổ chức lấy ý kiến cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồngdân cư có liên quan; tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý về quy hoạchlâm nghiệp cấp quốc gia;

b) Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâmnghiệp cấp quốc gia được thực hiện thông qua hình thức công khai trên cổngthông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng; gửi lấy ý kiến bằng văn bản;tổ chức hội nghị, hội thảo;

c) Thời gian lấy ý kiến là 60 ngày kểtừ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến.

3. Thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấpquốc gia được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ thành lập Hộiđồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônlà cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốcgia;

c) Hội đồng thẩm định quy hoạch lâmnghiệp cấp quốc gia tổ chức thẩm định và gửi kết quả thẩm định đến Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệmtiếp thu, giải trình về các nội dung thẩm định;

d) Nội dung thẩm định quy hoạch bao gồmsự phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốcgia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; thực tiễn, nguồn lực, nhu cầu và khả năngsử dụng rừng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; hiệu quả kinh tế – xã hội,môi trường; tính khả thi của quy hoạch.

4. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyhoạch lâm nghiệp cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn trình.

5. Việc điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệpcấp quốc gia được quy định như sau:

a) Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc giađược điều chỉnh khi có thay đổi quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụngđất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia làm thay đổi lớn đến nộidung quy hoạch lâm nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này;

b) Việc thẩm định, phê duyệt điều chỉnhquy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 3 vàkhoản 4 Điều này.

6. Việc lập, lấy ý kiến, thẩm định,phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia thực hiện theo quy địnhcủa Luật này và pháp luật về quy hoạch.

Điều 13. Tổ chứctư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp

1. Cơ quan lập quy hoạch lâm nghiệpphải lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp theo quy định của pháp luậtvề đấu thầu.

2. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch lâmnghiệp phải có tư cách pháp nhân và đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn phùhợp với công việc đảm nhận theo quy định của Chính phủ.

Chương III

QUẢN LÝ RỪNG

Mục 1. GIAO RỪNG,CHO THUÊ RỪNG, CHUYỂN LOẠI RỪNG, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCHKHÁC, THU HỒI RỪNG

Điều 14. Nguyêntắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác,thu hồi rừng

1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấpquốc gia, quy hoạch sử dụng đất; diện tích rừng hiện có tại địa phương.

2. Không chuyển mục đích sử dụng rừngtự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốcphòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt.

3. Không giao, cho thuê diện tích rừngđang có tranh chấp.

4. Chủ rừng không được cho tổ chức, hộgia đình, cá nhân khác thuê diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầutư.

5. Thống nhất, đồng bộ với giao đất,cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

6. Thời hạn, hạn mức giao rừng, chothuê rừng phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuê đất.

7. Bảo đảm công khai, minh bạch, có sựtham gia của người dân địa phương; không phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡngvà giới trong giao rừng, cho thuê rừng.

8. Tôn trọng không gian sinh tồn,phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư; ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộcthiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán, vănhóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp vớiquy định của pháp luật.

Điều 15. Căn cứgiao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

1. Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng,chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Ủy ban nhân dân cấp huyệnđược Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấphuyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Diện tích rừng, đất quy hoạch đểtrồng rừng.

3. Nhu cầu sử dụng rừng thể hiệntrong dự án đầu tư đối với tổ chức; đề nghị giao rừng, thuê rừng, chuyển mụcđích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồngdân cư.

4. Năng lực quản lý rừng bền vững củatổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Điều 16. Giao rừng

1. Nhà nước giao rừng đặc dụng khôngthu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:

a) Ban quản lý rừng đặc dụng đối vớivườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh; khu bảo vệcảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh,rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khucông nghệ cao; rừng giống quốc gia; vườn thực vật quốc gia;

b) Tổ chức khoa học và công nghệ, đàotạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp đối với rừng nghiên cứu, thực nghiệmkhoa học, vườn thực vật quốc gia;

c) Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chứckinh tế, đơn vị vũ trang đối với khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn ditích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khucông nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao xen kẽ trong diệntích rừng được giao;

d) Cộng đồng dân cư đối với khu rừngtín ngưỡng mà họ đang quản lý và sử dụng theo truyền thống;

đ) Tổ chức kinh tế, tổ chức khoa họcvà công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp trong nước đối với rừnggiống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng được giao.

2. Nhà nước giao rừng phòng hộ khôngthu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:

a) Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vịvũ trang đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới; rừng phòng hộchắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;

b) Tổ chức kinh tế đối với rừng phònghộ xen kẽ trong diện tích rừng sản xuất của tổ chức đó;

c) Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợppháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn;rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;

d) Cộng đồng dân cư cư trú hợp pháptrên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phònghộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng bảo vệ nguồnnước của cộng đồng dân cư đó.

3. Nhà nước giao rừng sản xuất khôngthu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:

a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồngdân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũtrang;

b) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quảnlý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặcdụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.

Điều 17. Cho thuêrừng sản xuất

Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ giađình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồngtrả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm,nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Điều 18. Chuyển loại rừng

1. Việc chuyển loại rừng này sang loạirừng khác phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp;

b) Đáp ứng các tiêu chí phân loại rừng;

c) Có phương án chuyển loại rừng.

Xem thêm: Cách Kiểm Tra Gói Cước Fpt, Vnpt, Viettel Đang Dùng, Hỗ Trợ Thông Tin

2. Thẩm quyềnquyết định chuyển loại rừng được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết địnhchuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghịcủa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquyết định chuyển loại rừng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoảnnày, sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương chuyển loạirừng.

Điều 19. Điều kiệnchuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấpquốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

3. Có dự án đầu tư được cơ quan nhànước có thẩm quyền quyết định.

4. Có phương án trồng rừng thay thếđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệmnộp tiền trồng rừng thay thế.

Điều 20. Thẩmquyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

1. Quốc hội quyết định chủ trươngchuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộbiên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phònghộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủtrương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 ha; rừng phòng hộ đầu nguồn,rừng phòng hộ biên giới từ 20 ha đến dưới 50 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắncát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20 ha đến dưới 500 ha; rừng sảnxuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha.

3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết địnhchủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biêngiới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biểndưới 20 ha; rừng sản xuất dưới 50 ha; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dâncư.

Điều 21. Trồng rừngthay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

1. Chủ dự án được giao đất, thuê đấtcó chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằngdiện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diệntích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.

2. Chủ dự án quy định tại khoản 1 Điềunày tự trồng rừng thay thế phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủyban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thaythế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.

3. Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và pháttriển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế quy định tại khoản1 Điều này nhân với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquyết định; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảovệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.

4. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnhkhông bố trí được hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thếtrong thời hạn 12 tháng kể từ khi chủ dự án hoàn thành trách nhiệm nộp tiền vàoquỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh thì phải chuyển tiền trồng rừng thaythế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tạiđịa phương khác.

5. Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định nội dung, trình tự, thủ tục, thờihạn thực hiện trồng rừng thay thế quy định tại Điều này.

Điều 22. Thu hồirừng

1. Nhà nước thu hồi rừng trong cáctrường hợp sau đây:

a) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mụcđích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quyđịnh của pháp luật về lâm nghiệp;

b) Chủ rừng không tiến hành hoạt độngbảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuêrừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;

c) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;

d) Rừng được Nhà nước giao, cho thuêkhi hết hạn mà không được gia hạn;

đ) Rừng được giao, được thuê khôngđúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;

e) Chủ rừng là cá nhân khi chết khôngcó người thừa kế theo quy định của pháp luật;

g) Các trường hợp thu hồi đất có rừngkhác theo quy định của Luật Đất đai.

2. Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợtheo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng,an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng,cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.

Điều 23. Thẩmquyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đíchkhác, thu hồi rừng

1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấptỉnh được quy định như sau:

a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mụcđích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức;

b) Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.

2. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấphuyện được quy định như sau:

a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mụcđích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cánhân;

b) Giao rừng, chuyển mục đích sử dụngrừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi rừngcó cả đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhândân cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyệnquyết định thu hồi rừng.

4. Chính phủ quy định chi tiết việcgiao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mụcđích khác, thu hồi rừng.

Mục 2. TỔ CHỨC QUẢNLÝ RỪNG

Điều 24. Nguyêntắc tổ chức quản lý rừng

1. Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng,tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm các diện tích rừng có chủ.

2. Chủ rừng phải thực hiện quản lý rừngbền vững; có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chếquản lý rừng.

Điều 25. Thẩmquyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ

1. Thủ tướng Chính phủ quyết địnhthành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ có tầm quan trọng quốc gia hoặcnằm trên địa bàn nhiều tỉnh.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ tại địa phương khôngthuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Việc thành lập khu rừng đặc dụng,khu rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.

Điều 26. Tổ chứcquản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

1. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng đượcquy định như sau:

a) Thành lập ban quản lý rừng đặc dụngđối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh,khu bảo vệ cảnh quan có diện tích tập trung từ 3.000 ha trở lên.

Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có mộthoặc nhiều khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnhquan có diện tích mỗi khu dưới 3.000 ha thì thành lập một ban quản lý rừng đặcdụng trên địa bàn;

b) Tổ chức được giao khu rừng nghiêncứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia tự tổ chứcquản lý khu rừng.

2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ đượcquy định như sau:

a) Thành lập ban quản lý rừng phòng hộđối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới có diện tích tập trungtừ 5.000 ha trở lên hoặc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắnsóng, lấn biển có diện tích từ 3.000 ha trở lên;

b) Các khu rừng phòng hộ không thuộctrường hợp quy định tại điểm a khoản này thì giao cho tổ chức kinh tế, hộ giađình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đơn vị vũ trang trên địa bàn để quản lý.

3. Việc tổ chức quản lý rừng đặc dụng,rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.

Mục 3. QUẢN LÝ RỪNGBỀN VỮNG

Điều 27. Phươngán quản lý rừng bền vững

1. Trách nhiệm xây dựng và thực hiệnphương án quản lý rừng bền vững được quy định như sau:

a) Chủ rừng là tổ chức phải xây dựngvà thực hiện phương án quản lý rừng bền vững;

b) Khuyến khích chủ rừng là hộ giađình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết xây dựng vàthực hiện phương án quản lý rừng bền vững.

2. Nội dung cơ bảncủa phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng bao gồm:

a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinhtế – xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học,nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử – văn hóa, cảnh quan;

Xem Thêm : Tìm hiểu các phương pháp kích thích tuyến tiền liệt nam giới

b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lýrừng bền vững;

c) Xác định diện tích rừng tại cácphân khu chức năng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn;

d) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ,bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng;

đ) Giải pháp và tổ chức thực hiện.

3. Nội dung cơ bảncủa phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ bao gồm:

a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinhtế – xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng tài nguyên rừng;

Xem Thêm : Tìm hiểu các phương pháp kích thích tuyến tiền liệt nam giới

b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lýrừng bền vững;

c) Xác định chức năng phòng hộ của rừng;

d) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ,phát triển và sử dụng rừng;

đ) Giải pháp và tổ chức thực hiện.

4. Nội dung cơ bảncủa phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất bao gồm:

a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinhtế – xã hội; thực trạng tài nguyên rừng; kết quả sản xuất, kinh doanh; đánh giáthị trường có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ rừng;

Xem Thêm : Tìm hiểu các phương pháp kích thích tuyến tiền liệt nam giới

b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lýrừng bền vững;

c) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ,phát triển, sử dụng rừng và thương mại lâm sản;

d) Giải pháp và tổ chức thực hiện.

5. Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết về nội dung phương án quảnlý rừng bền vững; quy định trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt phương án quảnlý rừng bền vững.

Điều 28. Chứngchỉ quản lý rừng bền vững

1. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững đượccấp cho chủ rừng theo nguyên tắc tự nguyện.

2. Chủ rừng được cấp chứng chỉ quảnlý rừng bền vững trong nước hoặc quốc tế khi có phương án quản lý rừng bền vữngvà đáp ứng các tiêu chí quản lý rừng bền vững.

3. Tổ chức hoạtđộng đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững tại Việt Nam phải tuân thủquy định của pháp luật Việt Nam.

4. Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí quản lý rừng bền vững.

Mục 4. ĐÓNG, MỞ CỬARỪNG TỰ NHIÊN

Điều 29. Nguyêntắc đóng, mở cửa rừng tự nhiên

1. Bảo đảm quản lý rừng bền vững, bảotồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.

2. Bảo đảm công khai và minh bạch.

3. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp phápcủa các bên liên quan khi thực hiện đóng, mở cửa rừng tự nhiên.

Điều 30. Trườnghợp đóng, mở cửa rừng tự nhiên

1. Đóng cửa rừng tự nhiên được thựchiện trong các trường hợp sau đây:

a) Tình trạng phá rừng, khai thác rừngtrái quy định của pháp luật diễn biến phức tạp, có nguy cơ làm suy giảm nghiêmtrọng tài nguyên rừng;

b) Rừng tự nhiên nghèo cần được phục hồi; đa dạng sinh học và chức năng phòng hộ của rừng bị suythoái nghiêm trọng.

2. Mở cửa rừng tự nhiên được thực hiệnkhi khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Việc đóng, mở cửa rừng tự nhiên thựchiện theo Quy chế quản lý rừng.

Điều 31. Thẩmquyền, trình tự, thủ tục, công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên

1. Thủ tướng Chính phủ quyết địnhđóng, mở cửa rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước hoặc trên phạm vi nhiều tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên đối với diện tích rừng tự nhiên tại địaphương sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng, mở cửa rừngtự nhiên.

3. Quyết định đóng, mở cửa rừng tựnhiên phải được công bố, niêm yết công khai.

4. Trình tự, thủ tục công bố quyết địnhđóng, mở cửa rừng tự nhiên thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.

Điều 32. Tráchnhiệm của Nhà nước khi đóng cửa rừng tự nhiên

1. Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ vàphát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong giai đoạn đóng cửa rừng tựnhiên.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh hỗ trợ cho chủ rừng khi thực hiện quyết định đóng cửa rừng tự nhiên của Thủtướng Chính phủ.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hộiđồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định hỗ trợ cho chủ rừng khi thực hiệnquyết định đóng cửa rừng tự nhiên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Mục 5. ĐIỀU TRA,KIỂM KÊ, THEO DÕI DIỄN BIẾN, CƠ SỞ DỮ LIỆU RỪNG

Điều 33. Điềutra rừng

1. Nội dung điều tra rừng bao gồm:

a) Điều tra, phân loại rừng; phân cấpmức độ xung yếu của rừng phòng hộ;

b) Điều tra, đánh giá chất lượng rừng,tiềm năng phát triển rừng;

c) Điều tra, đánh giá tình trạng mấtrừng và suy thoái rừng;

d) Điều tra, đánh giá đa dạng sinh họctrong rừng;

đ) Xây dựng và duy trì hệ thống giámsát diễn biến rừng;

e) Đánh giá về giảm phát thải khí nhàkính do thực hiện các giải pháp hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừngbền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng.

2. Tổ chức điều tra rừng được quy địnhnhư sau:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra rừng toàn quốc 05 năm một lầnvà theo chuyên đề; chỉ đạo việc thực hiện điều tra rừng cấp tỉnh;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chứcthực hiện điều tra rừng tại địa phương và công bố kết quả.

3. Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết nội dung điều tra rừng;quy định phương pháp, quy trình điều tra rừng.

Điều 34. Kiểm kêrừng

1. Kiểm kê rừng thực hiện theo cấpchính quyền gắn với chủ quản lý cụ thể trên phạm vi toàn quốc để xác định hiệntrạng diện tích, trữ lượng rừng, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp; điềuchỉnh, bổ sung cơ sở dữ liệu rừng và đất chưa có rừng.

2. Nội dung cơ bản của kiểm kê rừngbao gồm:

a) Tập hợp và xử lý thông tin về tàinguyên rừng;

b) Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừngcủa lô rừng;

c) Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừngcủa chủ rừng;

d) Kiểm kê tổng diện tích, trữ lượngrừng theo cấp hành chính;

đ) Lập hồ sơ quản lý rừng của lô, khoảnh,tiểu khu, chủ rừng, đơn vị hành chính.

e) Công bố kết quả kiểm kê rừng.

3. Việc kiểm kê rừng được thực hiện10 năm một lần phù hợp với thời điểm kiểm kê đất đai.

4. Chủ rừng có trách nhiệm thực hiệnkiểm kê rừng và chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp cấp tỉnhđối với chủ rừng là tổ chức; hoặc cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp cấp huyệnđối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; kê khai số liệu kiểmkê rừng theo biểu mẫu quy định và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai.

5. Cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệpcó trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật và kiểm tra, giám sát thực hiện kiểmkê rừng; hỗ trợ kinh phí kiểm kê rừng cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộngđồng dân cư.

6. Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết nội dung kiểm kê rừng;quy định phương pháp, quy trình kiểm kê rừng.

Điều 35. Theodõi diễn biến rừng

1. Theo dõi diễn biến rừng được thựchiện hằng năm nhằm nắm vững hiện trạng diện tích các loại rừng, đất chưa có rừng;biến động diện tích các loại rừng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triểnrừng.

2. Lô rừng là đơn vị cơ sở để theo dõidiễn biến rừng, được tập hợp theo khoảnh, tiểu khu rừng đối với từng chủ rừngvà tổng hợp trên địa bàn cấp xã, huyện, tỉnh, quốc gia.

3. Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.

Điều 36. Cơ sở dữliệu rừng

1. Cơ sở dữ liệu rừng là tập hợpthông tin, dữ liệu về rừng được thiết lập, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầusử dụng thông tin cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và yêu cầu quảnlý khác; là bộ phận của hệ thống thông tin về lâm nghiệp.

2. Cơ sở dữ liệu rừng bao gồm:

a) Cơ sở dữ liệu về các văn bản quyphạm pháp luật liên quan đến rừng;

b) Cơ sở dữ liệu về quản lý, bảo vệ,phát triển, sử dụng rừng; bảo tồn thiên nhiên, loài nguy cấp, quý, hiếm, nghiêncứu khoa học liên quan đến rừng;

c) Cơ sở dữ liệu về điều tra rừng, kiểmkê rừng, diễn biến rừng, kết quả giảm phát thải khí nhà kính liên quan đến rừng;

d) Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến rừng.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn tổ chức lập, quản lý cơ sở dữ liệu rừng thống nhất trong phạm vi cả nước.

Chương IV

BẢO VỆ RỪNG

Điều 37. Bảo vệhệ sinh thái rừng

Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ giađình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinhthái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải tuân thủquy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệvà kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 38. Bảo vệthực vật rừng, động vật rừng

1. Loài thực vật rừng, động vật rừngnguy cấp, quý, hiếm phải được lập danh mục để quản lý, bảo vệ.

2. Chính phủ quyđịnh Danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,quý, hiếm; trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừngnguy cấp, quý, hiếm và các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dãthuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vậthoang dã nguy cấp.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn quy định trình tự, thủ tục khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và độngvật rừng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 39. Phòngcháy và chữa cháy rừng

1. Chủ rừng phải lập và thực hiệnphương án phòng cháy và chữa cháy rừng; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơquan nhà nước có thẩm quyền.

2. Mọi trường hợp sử dụng lửa trong rừng,gần rừng để dọn nương rẫy, dọn đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trướcmùa khô hanh hoặc dùng lửa vì mục đích khác, người sử dụng lửa phải thực hiệncác biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiếnhành hoạt động trong rừng, xây dựng công trình ở trong rừng, ven rừng phải chấphành quy định về phòng cháy và chữa cháy; thực hiện biện pháp phòng cháy và chữacháy rừng của chủ rừng.

4. Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phảikịp thời chữa cháy rừng, thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liênquan; khắc phục hậu quả sau cháy rừng và báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩmquyền. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp chữacháy rừng kịp thời.

5. Trường hợp cháy rừng xảy ra trêndiện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp, việc chữa cháy rừngphải thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

6. Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với lựclượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn hướng dẫn chủ rừng xâydựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 40. Phòng,trừ sinh vật gây hại rừng

1. Việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;nuôi hoặc chăn, thả động vật vào rừng phải thực hiện theo quy định của Luậtnày, pháp luật về đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y.

2. Chủ rừng phải thực hiện các biệnpháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khi phát hiện có sinh vật gây hại rừngtrên diện tích rừng được giao, được thuê thì phải báo ngay cho cơ quan bảo vệvà kiểm dịch thực vật, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gần nhất để được hướngdẫn và hỗ trợ biện pháp phòng, trừ; tăng cường áp dụng biện pháp lâm sinh, sinhhọc trong phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn có trách nhiệm tổ chức dự báo tình hình dịch bệnh; chỉ đạo biện phápphòng, trừ sinh vật gây hại rừng.

4. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức,chỉ đạo việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng tại địa phương, không để sinh vậtgây hại rừng lây lan sang địa phương khác.

Điều 41. Lực lượngchuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng

1. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quảnlý rừng phòng hộ nơi không thành lập Kiểm lâm; doanh nghiệp nhà nước, tổ chức khôngthuộc lực lượng vũ trang được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng đượctổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

2. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừngcó nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Tuần tra, kiểm tra về bảo vệ rừng,đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp;

b) Thực hiện biện pháp phòng cháy vàchữa cháy rừng;

c) Thực hiện biện pháp phòng ngừa,ngăn chặn hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; được sửdụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

3. Chủ rừng có trách nhiệm trực tiếpquản lý, chỉ đạo hoạt động của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; bảo đảm chếđộ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 42. Kiểmtra nguồn gốc lâm sản

1. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản bao gồmhoạt động kiểm tra hồ sơ lâm sản, kiểm tra lâm sản trong quá trình khai thác, vậnchuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, gây nuôi, trồng cấy nhân tạo,cất giữ lâm sản theo quy định của pháp luật.

2. Việc kiểm tra nguồn gốc lâm sản đượcthực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

3. Kiểm lâm các cấp trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, Quân độinhân dân, dân quân tự vệ, quản lý thị trường, hải quan và cơ quan, tổ chức liênquan trong việc đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm theoquy định của pháp luật.

4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình, lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, quảnlý thị trường, hải quan, cơ quan tư pháp và cơ quan, tổ chức liên quan phối hợpvới Kiểm lâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

5. Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp, trình tự, thủtục quản lý nguồn gốc lâm sản.

Điều 43. Tráchnhiệm bảo vệ rừng của toàn dân

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ giađình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định của Luậtnày, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học,bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liênquan.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộngđồng dân cư có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quannhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng vàhành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động nhân lực,phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.

Chương V

PHÁT TRIỂN RỪNG

Điều 44. Pháttriển giống cây lâm nghiệp

1. Thiết lập hệ thống rừng giống quốcgia để lưu giữ nguồn gen, cung ứng nguồn giống chất lượng cao bền vững.

2. Xây dựng, nâng cấp rừng giống, vườngiống, vườn cây đầu dòng; đối với cây trồng chính, chỉ đưa vào sản xuất, kinhdoanh giống, nguồn giống, vật liệu giống được công nhận.

3. Nâng cao phẩm chất di truyền, chọn,tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt, đáp ứngyêu cầu kinh doanh lâm sản và thích ứng với biến đổi khí hậu.

4. Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộkhoa học – kỹ thuật trong chọn, tạo, nhân giống cây trồng lâm nghiệp cho năngsuất, chất lượng cao; tăng cường năng lực quản lý, điều hành sản xuất, cung ứnggiống; nâng cao nhận thức về giống cây lâm nghiệp cho người dân và cơ quan, tổchức.

5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn quy định danh mục giống cây trồng chính; trình tự, thủ tục côngnhận giống, nguồn giống, vật liệu giống.

Điều 45. Biệnpháp lâm sinh

1. Biện pháp lâm sinh bao gồm:

a) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tựnhiên hoặc có trồng bổ sung;

b) Nuôi dưỡng, làm giàu rừng;

c) Cải tạo rừng tự nhiên;

d) Trồng rừng mới, trồng lại rừng,chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng.

Xem thêm: Mẫu Đơn Xin Cấp Lại Thẻ Đảng Viên Bị Mất, Đơn Xin Cấp Lại Thẻ Đảng Viên

2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn quy định chi tiết Điều này.

Điều 46. Pháttriển rừng đặc dụng

1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữthiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Duy trì cấu trúc rừng tự nhiên, bảođảm sự phát triển tự nhiên của rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừngđặc dụng;

Nguồn: https://firstreal.com.vn
Danh mục: Tài Chính

Related Posts

Mức phạt tiền thuế chậm nộp? Cách tính và cách hạch toán?

cách tính tiền chậm nộp thuế gtgt 2021

Bảng giá bảo dưỡng xe máy Honda mất bao nhiêu tiền – Giá mùa tết

thay phốt xe máy bao nhiêu tiền

Cách viết công văn xin giảm tiền thuê văn phòng chuẩn chỉnh từ A-Z

công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng

Mất tiền trong tài khoản ngay sau cuộc gọi của “nhân viên ngân hàng”

techcombank làm mất tiền của khách

Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 9 tháng 1 năm 2022

kqxs tiền giang 9/1/2022

Thay màn hình Oppo A5s giá bao nhiêu tiền? Bảng giá

thay màn hình oppo a5s hết bao nhiêu tiền