Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư

Nghị định 108/2006

Căn cứ Luật Đầu tư 2006, ngày 22/9/2006, Chính phủ ban hành Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư.

Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam.

Bạn đang xem: Nghị định 108/2006

Một số nội dung đáng chú ý như sau:

Quyền của nhà đầu tư.

Chương 3, Nghị định 108 quy định quyền của nhà đầu tư, bao gồm:

+ Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh;

+ Quyền tiếp cận và sử dụng nguồn vốn tín dụng, đất đai và tài nguyên;

+ Quyền thuê, sử dụng lao động và thành lập tổ chức công đoàn;

+ Quyền thuê, sử dụng lao động và thành lập tổ chức công đoàn;

+ Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tư;

Xem thêm: Top 10 công ty cơ khí uy tín chất lượng nhất tại Việt Nam

Xem Thêm : Kiểm tra ngày kích hoạt sim vina

+ Quyền mua, bán hàng hoá giữa doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa;

+ Quyền mở tài khoản và mua ngoại tệ;

+ Quyền tiếp cận quỹ đất, thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Áp dụng ưu đãi đầu tư.

Nhà đầu tư đang được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Hợp tác xã và các luật thuế tiếp tục được các ưu đãi đầu tư đó.

Nhà đầu tư có dự án đầu tư đang được triển khai và thuộc đối tượng quy định tại Điều 24 Nghị định này được hưởng ưu đãi đầu tư trong thời gian ưu đãi còn lại kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi và ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi và ưu đãi mới trong thời gian ưu đãi còn lại kể từ ngày pháp luật, chính sách mới có hiệu lực.

Hỗ trợ chuyển giao công nghệ

Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Giá trị của công nghệ được dùng để góp vốn hoặc giá trị của công nghệ chuyển giao do các bên thoả thuận và được quy định tại hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Chính phủ khuyến khích việc chuyển giao vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và các công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên; khuyến khích hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ quản lý và sử dụng công nghệ.

Xem thêm: 535 câu hỏi trắc nghiệm Kế toán tài chính

Xem Thêm : Mạng xã hội Tango | Link tải, cách sử dụng, mẹo thủ thuật

Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã đầu tư vào nghiên cứu và triển khai chuyển giao công nghệ.

Quyền và nghĩa vụ của các bên chuyển giao công nghệ, trình tự và thủ tục chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Chuyển nhượng dự án đầu tư

Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng dự án do mình thực hiện cho nhà đầu tư khác. Điều kiện chuyển nhượng dự án thực hiện như sau:

+ Bảo đảm các yêu cầu theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định này và pháp luật có liên quan;

+ Bảo đảm tỷ lệ và các điều kiện phù hợp với quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

+ Việc chuyển nhượng vốn là giá trị quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy định pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.

Trường hợp chuyển nhượng dự án của tổ chức kinh tế không gắn với việc chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng dự án sẽ tuân thủ các điều kiện nói trên.

Trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với việc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng dự án phải tuân thủ quy định về điều kiện, thủ tục sáp nhập, mua lại doanh nghiệp quy định tại Nghị định này.

Trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với việc chấm dứt hoạt động của tổ chức chuyển nhượng dự án và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án thì thực hiện thủ tục chuyển đổi chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này.

Nghị định 108/2006/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 25/10/2006.

Xem thêm: TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG ANH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

Nguồn: https://firstreal.com.vn
Danh mục: Tài Chính

Related Posts

Mức phạt tiền thuế chậm nộp? Cách tính và cách hạch toán?

cách tính tiền chậm nộp thuế gtgt 2021

Bảng giá bảo dưỡng xe máy Honda mất bao nhiêu tiền – Giá mùa tết

thay phốt xe máy bao nhiêu tiền

Cách viết công văn xin giảm tiền thuê văn phòng chuẩn chỉnh từ A-Z

công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng

Mất tiền trong tài khoản ngay sau cuộc gọi của “nhân viên ngân hàng”

techcombank làm mất tiền của khách

Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 9 tháng 1 năm 2022

kqxs tiền giang 9/1/2022

Thay màn hình Oppo A5s giá bao nhiêu tiền? Bảng giá

thay màn hình oppo a5s hết bao nhiêu tiền