Phần 2 – “Cá mập” Hợp Thành và những thương vụ đình đám

Khoáng sản hợp thành

Tin nên đọc Phần 1 - “Cá mập” Hợp Thành đã mua đất vàng 69 Nguyễn Du ra sao?Phần 1 – “Cá mập” Hợp Thành đã mua đất vàng 69 Nguyễn Du ra sao? Kỳ 2 - Ông chủ Khu nhà ở cho người thu nhập thấp ở Hưng Yên, P.H Group họ là ai?Kỳ 2 – Ông chủ Khu nhà ở cho người thu nhập thấp ở Hưng Yên, P.H Group họ là ai? Kỳ 1 - Dự án nhà thu nhập thấp tại Hưng Yên: Đã chậm tiến độ, giờ lại xin điều chỉnh nâng tầngKỳ 1 – Dự án nhà thu nhập thấp tại Hưng Yên: Đã chậm tiến độ, giờ lại xin điều chỉnh nâng tầng Hưng Yên công bố thanh tra về sai phạm dự án khu biệt thự, liền kề vườn Vạn TuếHưng Yên công bố thanh tra về sai phạm dự án khu biệt thự, liền kề vườn Vạn Tuế

Như Pháp luật Plus đã thông tin tại Phần 1 sơ lược về Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành (Khoáng sản Hợp Thành) khi thâu tóm được đất vàng 69 Nguyễn Du (Hai Bà Trưng, Hà Nội) từ tay PVC với giá 95,9 tỷ đồng thời giá năm 2009, cùng với những câu chuyện đằng sau hậu trường ở Cảng Quy Nhơn (Bình Định).

Mua bán sáp nhập (M&A) trong những năm gần đây đã trở thành một xu thế lớn trên thị trường. Với Khoáng sản Hợp Thành – ông lớn trong lĩnh vực khoáng sản, cảng biển đã trở thành “thương hiệu”, tựa như “cá mập” đi săn giữa biển lớn, khiến giới truyền thông thời điểm đó tốn không ít giấy mực.

Bạn đang xem: Khoáng sản hợp thành

1557734375_5cd923e77df5f-thumb

Ảnh Khách sạn Daewoo.

Mua khách sạn Daewoo

Năm 2011, Khoáng sản Hợp Thành là 1 trong 5 chủ đầu tư thứ cấp mua 46,8 ha tại dự án Vincom Village với giá trị 770 triệu USD (Hợp Thành mua 30 triệu USD).

Trở lại khu vực trung tâm của quận Ba Đình, khách sạn Daewoo 5 sao nổi tiếng một thời khiến ai ai tới Hà Nội cũng phải ngó nghiêng qua tổ hợp khách sạn này một lần. Không chỉ vậy, Daewoo từng là nơi tiếp đón nhiều nguyên thủ quốc gia khi tới thăm Việt Nam.

Trước khi về tay CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) thì Khách sạn Daewoo cũng là miếng mồi béo bở cho nhiều doanh nghiệp. Trong đó có Khoáng sản Hợp Thành.

Trung tâm Thương mại Daeha (Daeha), được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích hơn 30.000 m2, do Tập đoàn Daewoo (đến từ Hàn Quốc) đầu tư và từng nắm quyền chi phối. Số phận của dự án này khá long đong sau khi Tập đoàn mẹ Daewoo tại Hàn Quốc tuyên bố phá sản và được chính phủ nước này “chia nhỏ” để xử lý nợ.

trang-tri-tiec-cuoi-ngoai-troi-khach-san-daewoo (4)

Khuôn viên bên trong Khách sạn Daewoo. Ảnh tư liệu khách sạn.

Trở lại năm 2012, Công ty TNHH MTV Hanel (tiền thân của CTCP Hanel ) – đơn vị sở hữu 30% vốn tại công ty nắm quyền quản lý dự án Daeha – đã thực hiện thâu tóm thành công 70% cổ phần còn lại từ đối tác Daewoo Engineering & Construction (Daewoo E&C).

Các báo cáo tài chính của Hanel cho thấy đơn vị này chưa bao giờ sở hữu 100% khách sạn Daewoo. Điều đó có nghĩa là, Hanel đã bán ngay toàn bộ 70% cổ phần cho đối tác khác sau khi đạt được quyền mua.

Empty

Đại gia Lê Hồng Thái.

Xem Thêm : [HOT] Vay tiền nóng ngay bằng giấy phép lái xe FE Credit trong 15

Vậy đại gia nào đứng đằng sau thương vụ thâu tóm Khách sạn Daewoo. Đó là Khoáng sản Hợp Thành của ông Lê Hồng Thái.

Có thể bạn quan tâm: Chi phí sản xuất chung bao gồm những chi phí nào?

Theo báo cáo tài chính năm 2012, Hanel đã ghi tăng thu nhập khác khoản hỗ trợ giá trị quyền lợi, lợi thế chuyển giao không bồi hoàn theo hợp đồng mua lại phần góp vốn có điều kiện (vốn góp vào Công ty TNHH Deaha) và các hợp đồng sửa đổi giữa Hanel với Khoáng sản Hợp Thành và CTCP Hợp Thành 1 số tiền là hơn 104,3 tỷ đồng. Đây chỉ là phần trả cho quyền lợi và lợi thế của Hanel, chưa tính phần trả cho phía đối tác liên doanh Daewoo E&C.

Sau nhiều năm báo nợ, mãi đến năm 2015, Khoáng sản Hợp Thành mới chia tay Hanel và khi ấy Bông Sen Corp xuất hiện.

Cảng Vinalines Đình Vũ

Công ty cổ phần Cảng Vinalines Đình Vũ có số vốn điều lệ 200 tỷ đồng được thành lập năm 2011 trên cơ sở tiếp nhận chuyển giao từ Vinashin để triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cảng tổng hợp tại cụm công nghiệp Đình Vũ.

Hợp Thành thậm chí muốn đổi ngang đất vàng trụ sở Bộ GTVT tại 80 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tuy nhiên, đề xuất này không được đồng ý.

Khoáng sản Hợp Thành tiếp tục gây chú ý trong giới đầu tư bằng việc mua 24,27% cổ phần cảng Vinalines Đình Vũ (vốn điều lệ 200 tỷ đồng). Vinalines góp 51% vốn điều lệ.

Tính đến thời điểm 31/12/2015, các cổ đông đã góp đủ số vốn cam kết cho Công ty, trong đó Vinalines góp 51% vốn điều lệ (tương đương 10,2 triệu cổ phần); Công ty cổ phần Đầu tư và khoáng sản Hợp Thành góp 24,27% vốn điều lệ (tương đương 4,8539 triệu cổ phần). Hai cổ đông lớn khác là ông Trần Tiến Dũng và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ xây lắp Hà Giang mỗi bên sở hữu 10% vốn điều lệ; phần vốn còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông nhỏ lẻ khác.

mua-hut-cang-dinh-vu-dai-gia-hut-cat-viet-xuan-moi-bao-lo-30-.6217

Năm 2016, Việt Xuân Mới đã được Bộ Giao thông vận tải “gửi gắm” để thoái 51% vốn tại Cảng Vinalines Đình Vũ – nơi Khoáng sản Hợp Thành nắm giữ 24,27% vốn điều lệ. Nhưng Việt Xuân Mới đã thất bại trong thương vụ này.

Việt Xuân Mới cùng 5 nhà đầu tư khác thành lập CTCP Nhà ga quốc tế Cam Ranh (CRTC) đầu tư dự án nhà ga hành khách quốc tế – Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh có vốn đầu tư 3.735 tỷ đồng.

Được biết, Cảng Vinalines Đình Vũ nằm ở vị trí đắc địa về giao thông thuộc Khu công nghiệp Đình Vũ, được đầu tư theo hai giai đoạn.

Xem Thêm : #5 Vay Tiền Chỉ Cần CMND Và Hộ Khẩu Lãi Suất Thấp

Giai đoạn 1, công ty sẽ xây dựng hai bến cho tàu trọng tải 20.000 DWT cùng hệ thống kho chứa hàng, công nghệ làm hàng container.

Xem thêm: 7 Cách Để Trở Lại Và Lợi Hại Hơn Xưa Sau Khi Bị Hạ Đo Ván

Đến Cảng Quy Nhơn

Sau khi mua 24,27% cổ phần cảng Vinalines Vũ, Khoáng sản Hợp Thành tiếp tục nhắm đến Cảng Quy Nhơn (Bình Định). Cảng Quy Nhơn là một trong 5 cảng biển mà Nhà nước nắm giữ 75% vốn điều lệ khi cổ phần hóa. Doanh nghiệp này chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào tháng 11/2013 với số vốn điều lệ hơn 400 tỷ đồng, trong đó Vinalines nắm giữ 75,01%.

Tuy nhiên, từ tháng 9/2015 đến nay, sau hai lần thoái vốn vào tháng 2/2015 và tháng 8/2015, cảng Quy Nhơn đã không còn vốn nhà nước. Trong khi Khoáng sản Hợp Thành nắm giữ hơn 86%.

Một góc Cảng Quy Nhơn (Bình Định) Ảnh firstreal.com.vn.vn

Một góc Cảng Quy Nhơn (Bình Định) Ảnh firstreal.com.vn.vn

Quá trình thâu tóm cảng Quy Nhơn hoàn tất vào tháng 10/2015, trong lần đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp lần thứ 6, Công ty CP Cảng Quy Nhơn đã thay đổi người đại diện theo pháp luật. Ông Lê Hồng Thái, cổ đông sáng lập Công ty Hợp Thành, trở thành Tổng giám đốc Công ty CP Cảng Quy Nhơn.

Diễn biến bất ngờ nhất là thời điểm tháng 2/2017, khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành thanh tra, kiểm tra việc Cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, ông Lê Hồng Thái đã chuyển nhượng 45% vốn tại Hợp Thành cho bà Trần Thị Quỳnh Yên – Giám đốc Công ty CP đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành.

Từ đây, ông Lê Hồng Thái – cổ đông sáng lập Hợp Thành – đã không sở hữu bất kỳ cổ phần nào tại Hợp Thành, doanh nghiệp gắn bó với ông Thái từ những ngày đầu thành lập còn bao khó khăn, vất vả.

Sau những biến cố, đến tháng 5/2019, Vinalines và Công ty Hợp Thành đã ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu cổ phần Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn; Vinalines đã hoàn trả cho Công ty Hợp Thành số tiền đã nhận khi chuyển nhượng 75,01% vốn điều lệ Cảng Quy Nhơn (415.156.027.500 đồng – đúng bằng số tiền gốc Hợp Thành chi ra) và Công ty Hợp Thành đã thực hiện thủ tục theo quy định để chuyển quyền sở hữu 75,01% cổ phần Cảng Quy Nhơn cho Vinalines.

Tuy vậy, phần lợi ích phát sinh của Hợp Thành tại Cảng Quy Nhơn vẫn tiếp tục được cơ quan Nhà nước xem xét, tính toán kỹ lưỡng.

Khoáng sản Hợp Thành từng đầu tư mạnh vào mảng bất động sản với dự án 132 Nguyễn Trãi, 69 Nguyễn Du, tòa nhà văn phòng Mitec, dự án khách sạn SeaDragon tại Quảng Ninh, dự án HH3-Khu đô thị Nam An Khánh, tòa nhà văn phòng số 2 Lê Văn Lương…

UBND TP Hà Nội đã ra quyết định thu hồi căn biệt thự chuyên dùng địa chỉ 69 Nguyễn Du, diện tích 569,7m2 để giao cho PVC cải tạo làm trụ sở; thời gian sử dụng 50 năm, không được phép chuyển nhượng hoặc chuyển mục đích nếu không được phép của TP Hà Nội. Ảnh Hải Lê

UBND TP Hà Nội đã ra quyết định thu hồi căn biệt thự chuyên dùng địa chỉ 69 Nguyễn Du, diện tích 569,7m2 để giao cho PVC cải tạo làm trụ sở; thời gian sử dụng 50 năm, không được phép chuyển nhượng hoặc chuyển mục đích nếu không được phép của TP Hà Nội. Nhưng PVC đã bán ngay cho Hợp Thành với giá xấp xỉ 96 tỷ đồng. Mới đây, tháng 4/2020, Thanh tra Chính phủ đã chính thức vào cuộc tìm hiểu việc mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại số 69 Nguyễn Du (Hà Nội). Ảnh Hải Lê

CTCP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành – nhà đầu tư chiến lược sở hữu Cảng Quy Nhơn từ năm 2013 (được ông Lê Hồng Thái thành lập năm 2007). Khoáng sản Hợp Thành nắm trong tay một loạt công ty con như Công ty Gang thép Hà Tĩnh, Công ty Sắt Vũ Quang, Công ty Hoá Cốc Hà Tĩnh, Công ty Khoáng sản Vạn Lợi Quảng Ngãi, Công ty sản xuất Sô Đa Chu Lai, Công ty Khoáng sản Miền Trung…

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

Xem thêm: “bia huda”

Nguồn: https://firstreal.com.vn
Danh mục: Tài Chính

Related Posts

Mức phạt tiền thuế chậm nộp? Cách tính và cách hạch toán?

cách tính tiền chậm nộp thuế gtgt 2021

Bảng giá bảo dưỡng xe máy Honda mất bao nhiêu tiền – Giá mùa tết

thay phốt xe máy bao nhiêu tiền

Cách viết công văn xin giảm tiền thuê văn phòng chuẩn chỉnh từ A-Z

công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng

Mất tiền trong tài khoản ngay sau cuộc gọi của “nhân viên ngân hàng”

techcombank làm mất tiền của khách

Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 9 tháng 1 năm 2022

kqxs tiền giang 9/1/2022

Thay màn hình Oppo A5s giá bao nhiêu tiền? Bảng giá

thay màn hình oppo a5s hết bao nhiêu tiền