Pháp Luân Công Có Bị Cấm Ở Việt Nam Không

Thủ đoạn của Pháp luân công là mượn vỏ bọc của rèn luyện sức khỏe và lợi dụng yếu tố tâm linh để lôi kéo, tập hợp lực lượng, khuếch trương thanh thế, đòi chính quyền công nhận tư cách pháp nhân nhằm từng bước công khai hình thành tổ chức chính trị đối lập tại Việt Nam, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Bạn đang xem: Pháp luân công có bị cấm ở việt nam không

Hoạt động của Pháp luân công tại Việt Nam

Pháp luân công hay còn gọi là “Pháp luân đại pháp” do Lý Hồng Chí sáng lập năm 1992 tại Trung Quốc, Pháp luân công được truyền bá vào Việt Nam từ những năm 2000 thông qua một số du học sinh, khách du lịch, từ truyền thông internet và sách báo, tài liệu nước ngoài,… theo thống kê sơ bộ tính đến tháng 4/2019 cả nước có trên 8000 người tham gia tu tập Pháp luân công tại 62/63 tỉnh, thành phố. Pháp luân công đã lôi kéo đủ các tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện chủ yếu là những người cao tuổi, cán bộ hưu trí, thanh niên, sinh viên, học sinh trong đó chủ yếu là những người mắc bệnh nan y, y học không chữa khỏi,… Nguy hiểm hơn, trong số những người tập luyện có cả cán bộ, đảng viên, văn nghệ sĩ, nhà khoa học và cả người trong lực lượng vũ trang tham gia,… đây là những người có nhận thức chính trị yếu kém.

*

Lý Hồng Chí tự đề cao bản thân là người cứu vớt nhân loại là “đấng tối cao trên cả Phật”

Xem Thêm : Mua bán nhà đất, bất động sản tại Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa

Hiện nay, các đối tượng cầm đầu Pháp luân công tại Việt Nam dưới sự chỉ đạo của các đối tượng ở nước ngoài ra sức tuyên truyền, phổ biến, lôi kéo phát triển lực lượng với các thủ đoạn vừa công khai vừa bí mật, lén lút. Đồng thời đã có những hoạt động vi phạm pháp luật, mang màu sắc chính trị đối lập, xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội như: Lợi dụng Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, một số đối tượng tu tập Pháp luân công đã xuyên tạc và đòi xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi “đa nguyên, đa đảng”, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi lấy nguyên lý “chân – thiện – nhẫn” của Lý Hồng Chí để xây dựng Hiến pháp mới. Năm 2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án Vũ Đức Trung và đồng bọn về tội “Đưa trái phép thông tin lên mạng viễn thông” thì đã có hàng trăm đối tượng Pháp luân công kéo đến tụ tập, biểu tình trái phép đòi cơ quan pháp luật trả tự do cho Trung.

Năm 2014, Nguyễn Doãn Kiên, Trịnh Minh Khánh, Vũ Hồng Tố, Nguyễn Văn Kiệm là những đối tượng tập luyện Pháp luân công đã ngang nhiên vác búa tạ đến khu vực lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi đập phá, đưa thi hài Bác ra khỏi Lăng, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án 19 năm tù giam cho các đối tượng này về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Trước đó, cũng chính các đối tượng trên đã có hành vi dùng dây cáp để kéo đổ tượng đài Lê nin nhưng bất thành do dây cáp đứt, Nguyễn Doãn Kiên đã công khai thừa nhận hành vi này trên facebook cá nhân. Năm 2018, Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên đã đưa ra xét xử vụ án “Cướp tài sản” của 04 đối tượng Pháp luân công đã có khoảng 100 đối tượng theo Pháp luân công tu tập trước cổng Tòa án để tuyên truyền sự thần kỳ của tà đạo này và xuyên tạc phiên tòa nhằm bảo vệ cho các đối tượng bị đưa ra xét xử. Gần đây nhất, vụ án giết người giấu xác trong bê tông tại tỉnh Bình Dương gây rúng động dư luận trong số các đối tượng là hung thủ và nạn nhận đều có tham gia tu tập Pháp luân công dẫn đến hoang tưởng và hành vi giết người man rợ.

Xem thêm: Tttb Gửi 1414 Là Gì – Cú Pháp Kiểm Tra Thông Tin Thuê Bao Cá

Một số đối tượng Pháp luân công đã công khai chống Đảng, Nhà nước, xuyên tạc tình hình phát triển, tình hình tự do, dân chủ, nhân quyền của Việt Nam trên internet. Trương các băng rôn, khẩu hiệu phản đông, viết bài sai sự thật trên mạng xã hội như “Pháp luân công bị đàn áp tại Việt Nam”, “Xin bỏ thẻ Đảng, thẻ Đoàn”, “Ủng hộ thoái Đảng, thoái Đoàn”,…Cũng như tuyên truyền mê tín, dị doan, các thông tin phản khoa học về sự kỳ bí, sự “vĩ đại” của Lý Hồng Chí, sự “kỳ diệu”, chữa được bách bệnh” của Pháp luân công,…

Bản chất của Pháp luân công

Pháp luân công thực chất không phải là một tôn giáo hay là một tín ngưỡng, nó không có giáo lý, giáo luật hoàn chỉnh mà vay mượn, cắt xén của các tôn giáo khác để hình thành. Tương tự như tà đạo “Hội Thánh đức Chúa trời mẹ” lấy giáo lý của Thiên Chúa giáo cắt xén, diễn giải theo ý của vợ chồng An sang hông thì chính Pháp luân công qua nghiên cứu vể những “lý giải”, “luận thuyết” trong sách “Chuyển pháp luân” được nhiều chức sắc Phật giáo chứng minh Lý Hồng Chí đã lấy những thuật ngữ, khái niệm của giáo lý Phật giáo để viết sách. Bản thân Lý Hồng Chí cũng tự nhận mình là “Phật chủ”, gắn việc tập luyện khí công với các luận điệu mê tín, dị đoan như luyện tập Pháp luân công sẽ được “Phật chủ” tịnh hóa, phù hộ, bảo vệ,… qua đó, Lý Hồng Chí đã xuyên tạc, bài xích các tôn giáo đồng thời đề cao bản thân là người cứu vớt nhân loại là “đấng tối cao trên cả Phật”.

Xem Thêm : Nhân vật giăng van giăng trong những người khốn khổ

Tính chất phản khoa học của Pháp luân công. Pháp luân công lợi dụng các bài tập dưỡng sinh, khí công truyền thống của các môn phái trên thế giới có lợi cho sức khỏe con người biến nó thành sản phẩm của mình, khuếch trương (bản thân Lý Hồng Chí trước đây cũng đã tập luyện khí công của các phái Phật gia, Đạo gia và vũ đạo của Thái Lan), thần thánh hóa công dụng của Pháp luân công chữa trị được bách bệnh kể cả các bệnh nan y, hiểm nghèo mà y học hiện đại cũng không chữa khỏi như ung thư, với luận điệu không cần uống thuốc, không cần đến bệnh viện chỉ cần tập luyện Pháp luân công thì sẽ tự khỏi bệnh,… Nhiều nạn nhân đã tử vong hoặc bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn như các trường hợp tại Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, có người trở nên hoang tưởng như tại Thừa Thiên Huế,… Kết hợp giữa yếu tố sức khỏe và tâm linh đã đánh trúng vào tâm lý của một bộ phận người dân nhất là những người mắc bệnh và thân nhân họ, khiến những người này tin tưởng tuyệt đối vào Pháp luân công mà không chữa trị bệnh tật, tin tưởng tập luyện Pháp luân công cùng nhau sẽ tạo ra “công lực” – điều mà những người bệnh, người già, cán bộ hưu trí và những người trẻ rất cần để giải tỏa tâm lý.

*

Các đối tượng tu tập Pháp Luân Công trong vụ án giết người giấu xác tại Bình Dương

Sự phản văn hóa, đi ngược đạo đức xã hội của Pháp luân công. Pháp luân công cổ vũ “từ bỏ tình thân” chuyên tâm theo học “Pháp luân đại pháp”, để được thăng cấp, tu thành “Phật, Đạo, Thần”. Nhiều người đã tu luyện đến mức mê muội, ảo giác dẫn đến có các hành vi trái với luân thường đạo lý, vi phạm pháp luật như đập phá bàn thờ tổ tiên, xa lánh những người thân trong gia đình, xem những người khác và yêu ma thậm chí là có những hành vi giết người man rợ như trường hợp của Phan Thị Thiên Hà ở Bình Dương tháng 5/2019. Lý thuyết của Pháp luân công dựa trên kết hợp triết lý Phật giáo, khí công, âm dương của Đạo giáo với các động tác của vũ đạo, thiền,… trong đó lấy giáo lý Phật giáo và khí công làm nền tảng, Lý Hồng Chí tự xưng là “ Pháp thân”, “Pháp chủ”, “Phật sống” để “cứu độ” chúng sinh do đó nhiều người ngộ nhận Pháp luân công là một môn tu tập của Phật giáo. Các tài liệu của Pháp luân công gồm có “Chuyển pháp luân”, “Đại viên mãn pháp”, “Tinh tấn yếu chí”,… ngoài ra còn có hàng chục website hướng dẫn luyện tập khí công và được lý giải là một trong 84 nghìn pháp môn của Phật gia để nâng cao cái “đức” giảm cái “nghiệp” làm cho thân thể yên tĩnh cuối cùng đạt đến “khai công, khai ngộ, công thành, viên mãn, linh hồn bất diệt”,… đượm màu sắc mê tín, di đoan, phi thực tế.

Xem thêm: Trọn Bộ Ảnh Hoạt Hình Dễ Thương Về Tình Yêu Trong 2021, Bộ Ảnh Hoạt Hình Dễ Thương Về Tình Yêu Trong 2021

Hiện nay, Nhà nước Việt Nam không công nhận, không cấp đăng ký sinh hoạt, hoạt động cho Pháp luân công vì bản thân nó không phải là một tổ chức tôn giáo (không có giáo lý, giáo luật, lễ nghi; không có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động,… theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016); hoạt động của Pháp luân công bản chất là hoạt động chính trị đối lập, chống phá Đảng, Nhà nước, xâm hại văn hóa dân tộc.

Nguồn: https://firstreal.com.vn
Danh mục: Tài Chính

Related Posts

Mức phạt tiền thuế chậm nộp? Cách tính và cách hạch toán?

cách tính tiền chậm nộp thuế gtgt 2021

Bảng giá bảo dưỡng xe máy Honda mất bao nhiêu tiền – Giá mùa tết

thay phốt xe máy bao nhiêu tiền

Cách viết công văn xin giảm tiền thuê văn phòng chuẩn chỉnh từ A-Z

công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng

Mất tiền trong tài khoản ngay sau cuộc gọi của “nhân viên ngân hàng”

techcombank làm mất tiền của khách

Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 9 tháng 1 năm 2022

kqxs tiền giang 9/1/2022

Thay màn hình Oppo A5s giá bao nhiêu tiền? Bảng giá

thay màn hình oppo a5s hết bao nhiêu tiền