So sánh nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ

Trong thanh toán quốc tế phương thức nhờ thu kèm chứng từ ngày càng trở nên phổ biến. Phương thức trả tiền giao chứng từ và chấp nhận trả tiền giao chứng từ trong phương thức nhờ thu có gì giống và khác nhau? Phân biệt hai phương thức này như thế nào sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu !

I. D/P và D/A là gì ?

D/A ( Documents against Acceptance) là điều kiện chấp nhận thanh toán trao đổi chứng từ. NHTH chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà NK chấp nhận thanh toán. Đối với điều kiện D/A, trong lệnh nhờ thu phải có chỉ thị “Release Documents against Acceptance”.

Bạn đang xem: So sánh nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ

D/P ( Documents against Payment) là điều kiện thanh toán trả tiền ngay khi chứng từ được xuất trình (payable at sight). NHTH chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà NK thanh toán nhờ thu. Đối với điều kiện D/P, trong lệnh nhờ thu phải có chỉ thị “Release Documents against Payment”

II. Các bên tham gia và qui trình thanh toán

1.Các bên tham gia

Người uỷ nhiệm thu (Principal): là người xuất khẩu, người hưởng lợi. Là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền.

Người trả tiền (Drawee): là người mà Nhờ thu được xuất trình để thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Người trả tiền trong ngoại thương là người nhập khẩu.

Ngân hàng nhờ thu – Remitting Bank (hay còn gọi là ngân hàng nhận uỷ nhiệm thu): là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.

Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu. Thông thường, đây là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng nhờ thu có trụ sở ở nước Người trả tiền.

Xem thêm: Cách Đăng Ký Gói Cước Thạch Sanh Mobifone 100Mb Chỉ 1, Gói Cước Thạch Sanh 4G Mobifone

Ngân hàng xuất trình (presenting Bank):

+ Nếu người trả tiền có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ (NHTH), thì NHTH sẽ xuất trình Nhờ thu trực tiếp cho người trả tiền, trong trường hợp này thì NHTH đồng thời là ngân hàng xuất trình (NHXT).

+ Nếu người trả tiền không có quan hệ tài khoản với NHTH, thì có thể chuyển nhờ thu cho một ngân hàng khác có quan hệ tài khoản với Người trả tiền để xuất trình. Trong trường hợp này, ngân hàng phục vụ Người trả tiền trở thành NHXT, và chịu trách nhiệm trực tiếp với NHTH.

2. Qui trình thanh toán D/P

*

3. Qui trình thanh toán D/A

*

III.So sánh qui trình của D/P và D/A

D/P

D/A

Xem Thêm : Cách Viết Đơn Xin Học Thêm Ở Trường Thcs

Bước 1

Hai bên kí kết hợp đồng ngoại thương

Giống D/P

Bước 2

Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu

Giống D/P

Bước 3

Nhà xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ tài chính ( có thể sử dụng hối phiếu hoặc không)

Chắc chắn phải gửi kèm hối phiếu

( vì D/A chỉ chấp nhận trên hối phiếu, căn cứ vào hối phiếu để tính thời hạn thanh toán)

Bước 4

NHNT lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới NHTH

Giống D/P

Bước 5

NHTH thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà NK.

Xem thêm: Cách Xét Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số Có Trị Tuyệt Đối Của X, Cách Xét Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số

Giống D/P

Bước 6

Nhà XK chấp nhận lệnh nhờ thu bằng cách thanh toán ngay cho NHTH

Nhà NK chấp hành Lệnh nhờ thu bằng cách chấp nhận hối phiếu

( chấp nhận bằng kí Acceptance/ Accepted hoặc thư chấp nhận, điện chấp nhận)

Bước 7

Xem Thêm : Săn liền loạt OPPO Reno5 Series cũ được hạ giá, rẻ hơn máy mới

NHTH trao bộ chứng từ thương mại cho nhà NK

Giống hay khác nhau ở bước này tùy thuộc vào

-Trong D/P sử dụng hối phiếu hay không

-D/A sử dụng hình thức nào để chấp nhận hối phiếu

Bước 8

NHTH chuyển tiền cho NHNT

NHTH gửi lại bằng chứng chấp nhận hối phiếu cho NHNT

Bước 9

NHNT chuyển tiền cho người XK

Giống D/P

IV. Rủi ro của D/P và D/A

1. D/A rủi ro hơn D/P đối với nhà xuất khẩu vì:

Theo điều kiện D/P người xuất khẩu kiểm soát được hàng hóa ( thông qua ngân hàng) cho đến khi người nhập khẩu thanh toán họ mới nhận được bộ chứng từ để nhận hàng hóa về. Nếu người NK từ chối hoặc không thể thanh toán nhà XK còn có thể:

+ Kháng nghị hối phiếu và đưa người NK ra tòa ( tuy nhiên cách này rất tốn kém và mất thời gian)

+ Chở hàng quay về nước

+ Tìm người mua khác

+ Thu xếp để bán đấu giá

Theo điều kiện D/A, sau khi kiểm tra bộ chứng từ nếu đồng ý người NK kí chấp nhận hối phiếu, nhận bộ chứng từ và đi nhận hàng. Người XK mất quyền kiểm soát hàng hóa. Người XK có thể chịu những rủi ro sau:

+ Người NK từ chối thanh toán vào ngày hối phiếu đến hạn

+Người NK bị phá sản và người XK trong trường hợp này sẽ không bao giờ lấy lại được tiền.

2. Rủi ro của nhà NK trong hình thức D/P và D/A là

Hàng hóa nhận được không phải là hàng hóa nhập khẩu yêu cầu

Trong phương thức thanh toán D/P: Người Nk trả tiền hàng hóa thì hàng hóa mới đến. Vì vậy khi người XK chủ tâm lừa đảo người NK thì hàng hóa sẽ không đến

Nguồn: https://firstreal.com.vn
Danh mục: Tài Chính

Related Posts

Mức phạt tiền thuế chậm nộp? Cách tính và cách hạch toán?

cách tính tiền chậm nộp thuế gtgt 2021

Bảng giá bảo dưỡng xe máy Honda mất bao nhiêu tiền – Giá mùa tết

thay phốt xe máy bao nhiêu tiền

Cách viết công văn xin giảm tiền thuê văn phòng chuẩn chỉnh từ A-Z

công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng

Mất tiền trong tài khoản ngay sau cuộc gọi của “nhân viên ngân hàng”

techcombank làm mất tiền của khách

Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 9 tháng 1 năm 2022

kqxs tiền giang 9/1/2022

Thay màn hình Oppo A5s giá bao nhiêu tiền? Bảng giá

thay màn hình oppo a5s hết bao nhiêu tiền