Thảm kịch tràn dầu tàn khốc nhất lịch sử Mỹ: Hàng chục tỷ USD cũng không khâu nổi vết thương của biển

Vụ tràn dầu deepwater horizon

Được đánh giá là sự cố tràn dầu lớn nhất, tàn khốc nhất trong lịch sử Mỹ, vụ tràn dầu Deepwater Horizon ngày 20//4/2010 đã gây nên những hậu quả môi trường nặng nề hơn bao giờ hết cho hệ sinh thái biển Mỹ: Ba tháng sau sự cố, giếng dầu đã khai thác rò rỉ hơn 300 bể dầu có kích cỡ Olympic vào vùng biển của Vịnh Mexico.

Thảm họa Deepwater Horizon đã bơm ra lượng dầu nhiều hơn gấp 12 lần so với vụ tràn dầu Exxon Valdez năm 1989.

Bạn đang xem: Vụ tràn dầu deepwater horizon

Vụ nổ khiến toàn bộ giàn khoan Deepwater Horizon bốc cháy thành quả cầu lửa khổng lồ, có thể nhìn thấy từ 64 km.

Thảm kịch tràn dầu tàn khốc nhất lịch sử Mỹ: Hàng chục tỷ USD cũng không khâu nổi vết thương của biển - Ảnh 1.

Vụ nổ khiến toàn bộ giàn khoan Deepwater Horizon bốc cháy thành quả cầu lửa khổng lồ, có thể nhìn thấy từ 64 km. Photo: Getty Images

Tròn 10 năm sau thảm kịch, giới khoa học biển vẫn không khỏi nhức nhối với vết thương mà Deepwater Horizon gây ra: Sự cố tràn dầu đã khiến nhiều người phải đối mặt với những rủi ro khi khoan dầu ở một trong những khu vực giàu có nhất về mặt sinh thái, quan trọng về văn hóa và có giá trị kinh tế lớn trên thế giới NHƯNG dù 10 năm đã qua và hàng tỷ đô la được chi trong nỗ lực dọn dẹp hậu quả, thì nhiều rủi ro tương tự vẫn biến thảm họa này như vừa mới xảy ra hôm qua.

Thảm họa tràn dầu tương tự có thể xảy ra lần nữa?

Hoàn toàn có khả năng, vì sao? Hãy nghe các chuyên gia phân tích.

Khoảng 17% tổng sản lượng dầu thô của Mỹ đến từ các dự án ngoài khơi vùng Vịnh Mexico. Gần 42.000 km đường ống nối các giếng dầu với cơ sở hạ tầng chế biến. Trước khi đại dịch Covid-19 khiến giá dầu giảm mạnh thì Vịnh Mexico là “công xưởng dầu thô” của Mỹ trong nhiều năm qua.

“Ngay cả khi nhu cầu dầu thô xuống thấp do đại dịch, hoạt động khai thác dầu thô vẫn diễn ra ngoài khơi” – Gregory Upton, Jr., một nhà kinh tế học năng lượng tại Đại học bang Louisiana (Mỹ) nói. “Và việc khoan dầu ở vùng biển sâu ngoài khơi vốn đã nguy hiểm đối với những người làm việc trên giàn khoan, vẫn có khả năng gây tác động xấu tới môi trường biển và kinh tế biển.”

Thảm kịch tràn dầu tàn khốc nhất lịch sử Mỹ: Hàng chục tỷ USD cũng không khâu nổi vết thương của biển - Ảnh 2.

200 triệu gallon dầu đã tràn ra vùng Vịnh Mexico. Photo: Getty Images

Làm việc tại các giàn khoan sâu nguy hiểm tương tự phi hành gia làm việc ngoài vũ trụ, Mark Davis, một chuyên gia về luật nước tại Đại học Tulane (Mỹ) cho biết.

Sau sự cố tràn dầu, ủy ban do chính quyền Obama lập ra để điều tra vụ tràn dầu đã đạt được kết luận rõ ràng. Nhiều sai sót trong an toàn đã góp phần gây ra thảm họa, cụ thể: Khi một kỹ thuật viên trên giàn khoan Deepwater Horizon đóng một giếng dầu thăm dò sâu dưới Vịnh Mexico, một luồng khí bắn lên. Van khẩn cấp được thiết kế để đậy nắp giếng trong trường hợp xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, do sự cố kỹ thuật, hệ thống van không hoạt động, khiến dầu và khí đốt lan đến giàn khoan gây ra vụ nổ khổng lồ, khiến 11 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương.

Có thể bạn quan tâm: Chính lúc anh để cô ta xen vào cuộc sống giữa chúng ta

Xem Thêm : Xe lướt là gì? Ưu nhược điểm của xe lướt và sự khác biệt với xe cũ?

Deepwater Horizon – thuộc sở hữu của nhà thầu khoan Transocean (trụ sở đặt tại Thụy Sĩ) – là một giàn khoan siêu sâu do công ty đóng tàu lớn nhất thế giới Hyundai Heavy Industries (Hàn Quốc) xây dựng năm 2001. Transocean cho Công ty dầu khí BP (trụ sở tại Anh) thuê lại giàn khoan này trong giai đoạn từ 2001-2013. Tháng 9/2009, Deepwater Horizon đã khoan giếng dầu sâu nhất trong lịch sử ở độ sâu thẳng đứng đạt 10.683 mét. Sau sự cố tràn dầu ngày 20/4/2010, Deepwater Horizon ngừng hoạt động vĩnh viễn.

Điều đáng nói là, sau sự cố tràn dầu của Deepwater Horizon, các giàn khoan sâu khác ở Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động. Hơn 50% sản lượng dầu vùng Vịnh Mexico đến từ các giàn khoan cực sâu hoạt động ở độ sâu 1.500 mét trở lên (Deepwater Horizon hoạt động ở độ sâu 1.200 mét).

Vịnh Mexico đã sản xuất 2 triệu thùng dầu kỷ lục mỗi ngày vào năm 2019. Và tỷ lệ sản xuất trung bình cho một giếng dầu ở Vịnh Mexico tăng theo độ sâu của nó, The Verge cho biết.

Với tiến bộ công nghệ, các giàn khoan càng ngày càng khoan sâu hơn, nhờ đó mở ra trữ lượng dầu chưa được khai thác lớn hơn. Điều này càng thúc đẩy các nhà thầu khai thác nhiều hơn nữa dầu thô ngoài khơi Vịnh Mexico. Tuy nhiên, giếng càng sâu, rủi ro càng cao: Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy cứ một giếng khoan sâu hơn 30 mét, xác suất xảy ra sự cố như tràn dầu hoặc chấn thương, tai nạn nghiêm trọng, tử vong… tăng 8,5%.

Khoan ở độ sâu sâu hơn có nghĩa là công nhân sẽ làm việc dưới áp lực lớn hơn. Nhiệt độ của dầu và khí bị giữ lại càng nóng hơn. Thiết bị khoan cần phải có khả năng chịu được nhiệt độ có thể lên tới 180 độ C ở khoảng 12.000 mét dưới lòng đất.

Scott Eustis, Giám đốc khoa học tại Healthy Gulf (trụ sở tại bang Louisiana), cho biết: Xuất phát từ áp lực ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, bang Louisiana – nơi có kế hoạch thích ứng khí hậu toàn diện nhất trong khu vực – dự kiến số lượng và cường độ của những cơn bão lớn sẽ tăng trong vòng 50 năm tới. Mỗi cơn bão thổi qua Vịnh Mexico đều đe dọa tới cơ sở hạ tầng giàn khoan ngoài khơi.

Với nhu cầu gia tăng của con người về dầu thô, khí đốt; cộng với tiềm lực kinh tế và công nghệ của các nhà thầu, các giàn khoan sâu hơn nữa vẫn “mọc lên” bất chấp những cảnh báo về thương vong, sự cố của giới chuyên môn.

200 triệu gallon dầu tràn ra biển: Hậu quả nhức nhối tận ngày nay

10 năm sau thảm kịch Deepwater Horizon, 200 triệu gallon dầu không chỉ loang ra biển mà còn tiếp tục chìm xuống đáy đại dương.

– Đối với lượng dầu chìm xuống đáy đại dương, nó đã thay đổi lượng trầm tích thu thập dưới đáy biển trong nhiều năm sau đó. Các nhà khoa học vẫn đang tìm ra chính xác làm thế nào dầu ảnh hưởng đến sinh học của vùng Vịnh, nhưng hiệu quả ngay lập tức là biến đáy biển gần vị trí giếng dầu thành bãi thải chất thải, một nghiên cứu cho biết.

Thảm kịch tràn dầu tàn khốc nhất lịch sử Mỹ: Hàng chục tỷ USD cũng không khâu nổi vết thương của biển - Ảnh 4.

Sóng biển đục ngầu vì dầu tràn sau sự cố Deepwater Horizon năm 2010. Photo: Internet

Các nghiên cứu cũng cho thấy cá rạn san hô thay đổi mạnh mẽ sau sự cố tràn dầu; cộng đồng sinh thái biển xung quanh, từ vi khuẩn nhỏ đến san hô biển sâu đến động vật chân đốt bị diệt vong đến mức có thể mất nhiều thập kỷ mới phục hồi lại.

Có thể bạn quan tâm: CÓ NÊN CHO TRẺ SƠ SINH ĐI CHƠI BUỔI TỐI

– Đối với lượng dầu loang trên mặt biển, nó biến thành tấm màng và giam lỏng các sinh vật biển vì không có oxy. Nghiên cứu tháng 2/2020 cho thấy, dầu đã loang rộng hơn 30% so với ước tính trước đây, khiến các loài cá, sinh vật biển khác bị đe dọa lớn hơn bao giờ hết.

Xem Thêm : Mẫu Hợp Đồng Thanh Toán Qua Bên Thứ 3

Lượng dầu tràn khổng lồ đã trôi dạt đến dọc bờ biển 2000 km từ bang Texas tới Florida của Mỹ. Hàng chục ngàn động vật bị diệt vong sau thảm họa.

Thảm kịch tràn dầu tàn khốc nhất lịch sử Mỹ: Hàng chục tỷ USD cũng không khâu nổi vết thương của biển - Ảnh 5.

Bồ nông “tắm” trong biển dầu sau sự cố. Photo: Internet

Thảm kịch tràn dầu tàn khốc nhất lịch sử Mỹ: Hàng chục tỷ USD cũng không khâu nổi vết thương của biển - Ảnh 6.

Một con cá trống đen đã chết trôi nổi qua vùng nước có dầu ở Grand Isle, Louisiana. Photo: JOEL SARTORE / NAT GEO IMAGE COLLECTION

Những sự cố trong thảm kịch nổ giàn khoan Deepwater Horizon cho thấy ngành công nghiệp chưa chuẩn bị kỹ cho vấn đề an toàn lao động cũng như cách đối phó trong một sự kiện thảm khốc như vậy.

Trong một tuyên bố, thảm kịch Deepwater Horizon đã thay đổi mãi mãi Công ty dầu khí BP. Thảm họa gây thiệt hại tới 65 tỷ USD cho công ty của Anh này (trong đó có hơn 20 tỷ USD tiền phạt và thiệt hại, khoảng 13 tỷ USD khắc phục hậu quả môi trường biển).

10 năm sau Deepwater Horizon, tác động của nó vẫn đến được bờ (Deepwater Horizon hoạt động ngoài khơi cách thành phố Houston, Texas 400km về phía đông nam).

  • Giải mã VIRUS: Kiểm soát, tấn công, tàn sát, và đỉnh núi cuối cùng COVID-19 không thể vượt qua

  • Nhân Quả thời hiện đại: Đâu là ‘trái đắng’ con người đang tự hái cho chính mình và đời sau?

Cả con người và động vật hoang dã đã phải đối mặt với các tác động độc hại kéo dài của sự cố tràn dầu. Điều đó vẫn chưa đủ để đánh thức các công ty dầu mỏ như BP rút lui. Một thập kỷ sau, những rủi ro của việc khai thác dầu vùng nước sâu tiếp tục xuất hiện ngay phía chân trời.

Giáo sư, Tiến sĩ ngành đại dương học tại trường Đại học Florida (Mỹ) Ian MacDonald đã dành 7 năm liên tục để nghiên cứu tác động của vụ tràn dầu Deepwater Horizon. “Theo một số cách, bây giờ người ta biết nhiều hơn bao giờ hết về Vịnh Mexico và sự cố tràn dầu ảnh hưởng đến hệ sinh thái của nó như thế nào” – ông nói.

Samantha Joye, một nhà khoa học hàng hải tại Đại học Georgia (Mỹ) cho biết, hiện tại chúng ta có đủ dữ liệu để nhận ra những điều chúng ta đã bỏ lỡ trước đó và vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa biết. Đây là một cuộc đua marathon, không phải là chạy nước rút.

Bài viết sử dụng nguồn: National Geographic, The Verge

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.

Xem thêm: Quản lý kết nối wifi

12 điều khó tin về hành tinh chúng ta gọi là “Nhà”: Ngày đang dài hơn đêm, người đặt tên “Trái Đất” là ai?

Nguồn: https://firstreal.com.vn
Danh mục: Tài Chính

Related Posts

Mức phạt tiền thuế chậm nộp? Cách tính và cách hạch toán?

cách tính tiền chậm nộp thuế gtgt 2021

Bảng giá bảo dưỡng xe máy Honda mất bao nhiêu tiền – Giá mùa tết

thay phốt xe máy bao nhiêu tiền

Cách viết công văn xin giảm tiền thuê văn phòng chuẩn chỉnh từ A-Z

công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng

Mất tiền trong tài khoản ngay sau cuộc gọi của “nhân viên ngân hàng”

techcombank làm mất tiền của khách

Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 9 tháng 1 năm 2022

kqxs tiền giang 9/1/2022

Thay màn hình Oppo A5s giá bao nhiêu tiền? Bảng giá

thay màn hình oppo a5s hết bao nhiêu tiền