[Tư vấn] Làm móng nhà trên nền đất ao, hồ Bền Vững – An Toàn

Móng là bộ phận quan trọng nhất, là nền tảng nâng đỡ và quyết định đến sự kiên cố, bền vững của ngôi nhà nên cần phải chú ý khi xây dựng. Làm móng nhà trên nền đất ao, hồ, đất mượn lại càng phải đặc biệt chú ý. Dưới đây là một số giải pháp, lưu ý khi làm móng trên nền đất ao, hồ, đất mượn để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Nội dung

  • 1 Các giải pháp làm móng trên nền đất ao, hồ, đất mượn…
    • 1.1 Lựa chọn chiều sâu chôn móng
    • 1.2 Lựa chọn hình dạng và kích thước móng
    • 1.3 Áp dụng loại móng phù hợp
    • 1.4 Tăng cường độ cứng của móng
    • 1.5 Gia cố bằng cọc tre, cừ tràm
  • 2 Những điều lưu ý khi xây nhà trên nền đất ao, hồ, đất mượn…
    • 2.1 Vấn đề nứt, lún cần phải quan tâm
    • 2.2 Khảo sát địa chất là vô cùng quan trọng
    • 2.3 Chất lượng vật liệu làm móng
    • 2.4 Đơn vị thiết kế, thi công

Các giải pháp làm móng trên nền đất ao, hồ, đất mượn…

Nền đất ao, hồ, đất mượn… thường yếu, dễ lún. Vì thế, bạn cần áp dụng các giải pháp sau để tăng độ bền chắc cho móng và giúp căn nhà đứng vững trên loại nền đất này:

Lựa chọn chiều sâu chôn móng

Thay đổi chiều sâu chôn móng là giải pháp phổ biến và thường được áp dụng nhiều nhất để tăng độ vững chắc của móng trên nền đất ao, hồ, đất mượn…

Chiều sâu chôn móng là khoảng cách từ mặt đất đến hố móng. Chiều sâu chôn móng tỷ lệ thuận với khả năng chịu tải của nền và tỷ lệ nghịch với độ lún. Vì thế, chiều sâu chôn móng tăng sẽ làm sức chịu tải của nền tăng và độ lún của móng giảm, làm móng vững chắc hơn.

Bên cạnh đó, tầng đất phía dưới thường chặt và ổn định hơn. Nếu tăng chiều sâu chôn móng thì móng có thể được đặt ở các tầng đất cứng nên vững chắc hơn khi đặt ở các tầng đất trên.

Tăng chiều sâu chôn móng giúp tăng sức chịu tải và giảm độ lún của nền, chạm tới tầng đất phía dưới ổn định, chắc chắn hơn
Tăng chiều sâu chôn móng giúp tăng sức chịu tải và giảm độ lún của nền, chạm tới tầng đất phía dưới ổn định, chắc chắn hơn

Lựa chọn hình dạng và kích thước móng

Diện tích của đáy móng tỷ lệ nghịch với áp lực và độ lún. Vì thế, nếu bạn thay đổi hình dạng, kích thước và tăng diện tích của đáy móng thì áp lực tác dụng lên mặt nền sẽ giảm và độ lún cũng giảm.

Tuy nhiên, giải pháp này không phù hợp với loại đất có độ lún tăng dần theo chiều sâu.

Áp dụng loại móng phù hợp

Tùy theo điều kiện địa chất của khu đất mà bạn có thể thay đổi, lựa chọn loại móng phù hợp: Dùng móng băng thay thế cho móng đơn, móng bè thay thế cho móng cốc và móng băng có thể giao thoa.

Các hình thức móng khác nhau sẽ có thể chịu các tải trọng khác nhau, vì vậy với mỗi quy mô xây dựng và địa chất nhất định sẽ có một phương án móng phù hợp, tối ưu nhất.

Tăng cường độ cứng của móng

Nếu thay đổi móng mà nền đất vẫn bị biến dạng thì bạn nên tăng khả năng chịu lực của móng bằng cách tăng độ cứng. Bởi độ cứng của móng càng lớn thì độ lún và độ biến dạng càng nhỏ.

Giải pháp tăng độ cứng của móng bằng cách tăng bề dày móng, độ cứng kết cấu bên trên, cốt thép dọc chịu lực và bố trí các sườn tăng cường. Tuy nhiên, tăng độ cứng bao nhiêu là hiệu quả về lực và kinh tế nhất thì cần các Kỹ sư chuyên môn tính toán để có số liệu cụ thể.

Gia cố bằng cọc tre, cừ tràm

Xem Thêm : Mua Bán Gà Tre Thuần Chủng, Gà Tre Lai, Gà Tre Asil Mỹ Đẹp, Giá Rẻ Toàn quốc

Dùng cọc tre, cừ tràm sẽ giúp tăng khả năng chịu tải và giảm độ lún của móng. Khi dùng phương pháp này, thực tế cho thấy cứ 1m2 móng sẽ cần 25 cọc tre hoặc cọc tràm.

Nếu muốn áp dụng giải pháp này, cọc tre, cừ tràm phải đảm bảo chất lượng và yêu cầu kỹ thuật sau:

Đối với cọc tre:

  • Thẳng, không cong vênh quá mức, tươi
  • Trên 2 năm tuổi
  • Dài 2 – 3 m, đường kính tối thiểu là 6cm
  • Đầu dưới vát nhọn, cách mắt 20cm để làm mũi cọc
  • Đầu trên cách mắt tre 5cm và vuông góc với trục cọc

Đối với cọc cừ tràm:

  • Thân tươi, lớp vỏ không bong tróc
  • Mật độ từ 16.000 đến già
  • Dài 3,7m; tiết diện nhỏ, đường kính ngọn là 6 – 8 cm; đường kính gốc là 8 – 10 cm

Không chỉ cọc mà khi thi công cũng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Đóng mỗi lần một cọc để cọc không bị nghiêng và giữ cho cọc thẳng đứng trong suốt thời gian đóng cọc.
  • Đóng cọc chìm sâu dưới mực nước ngầm để đạt hiệu quả cao
  • Đóng cọc theo hướng từ ngoài vào trong và theo đường xoáy ốc
  • Phân bố đều cọc trên diện tích thi công móng
  • Lót tấm đệm vào đầu cọc khi đóng để đầu cọc không bị vỡ
  • Nếu sau khi đóng xong đầu cọc bị vỡ thì cắt bớt phần vỡ đó đi.
  • Nếu đầu cọc nằm trên mực nước ngầm thì cắt phần đầu trên đi để cọc không bị mối, mọt, mục khi sử dụng
  • Khi cắt, cọc vẫn cần đảm bảo chiều dài trong bảng thiết kế để đảm bảo sức chịu tải của cọc trên nền móng

Gia cố bằng cọc tre, cừ tràm là giải pháp truyền thống, đã có từ lâu đời, khi công nghệ chưa phát triển và chỉ được sử dụng cho các ngôi nhà có trọng tải nhỏ.

Sử dụng cọc cừ tràm để tăng sức chịu tải, giảm độ lún, giúp móng bền vững hơn trên nền đất ao, hồ, đất mượn…

Sử dụng móng cọc

Sử dụng móng cọc là phương án thường được áp dụng nhiều nhất khi gặp nền đất yếu như ao, hồ, đất mượn… Bởi vì đây là một phương án an toàn và móng cọc rất hợp với những nơi có địa hình phức tạp.

Móng cọc là loại móng được đặt trên đầu các cọc và liên kết các nhóm cọc với đài, giằng móng để tạo thành khối móng vững chắc. Móng cọc thường gồm hai phần là đài móng và cọc. Móng cọc sẽ giúp truyền trọng lực ở phía trên xuống lớp đất nền phía dưới để ngôi nhà vững chắc hơn.

Móng cọc có hai loại là móng cọc đài cao và móng cọc đài thấp:

  • Móng cọc đài cao: Có đài cọc nằm cao hơn mặt đất và chiều cao của cọc lớn hơn chiều cao của móng. Loại móng này sẽ chịu cả tải trọng nén và uốn. Các cọc trong móng chịu cả lực ngang và đứng.

  • Móng cọc đài thấp: Có đài cọc nằm dưới mặt đất và được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực bị động của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất. Các cọc trong móng chỉ phải chịu lực nén mà không phải chịu trọng tải uốn.

Khi thi công móng cọc trên nền đất ao, hồ, đất mượn… bạn cần làm theo các bước sau:

Xem Thêm : Top 10 địa điểm cho thuê phòng tập nhảy ở TP.HCM giá rẻ

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công và cọc, máy ép cọc

  • Mỗi cây cọc phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, vạch sẵn đường tâm để việc cân chỉnh khi thi công thuận lợi hơn.
  • Chuẩn bị đầy đủ số lượng cọc dựa trên tải trọng truyền vào đầu cột và chiều sâu chôn móng.
  • Xếp cọc ngoài khu vực ép cọc bê tông
  • Chọn máy ép cọc có lực ép lớn hơn 15% tải trọng động (tải trọng dồn lên đầu cọc khi thi công) nghĩa là máy ép cọc phải ≥ 75T
  • Làm bằng phẳng đường đi từ chỗ xếp cọc đến chỗ ép cọc bê tông
  • Chuẩn bị đầy đủ các báo cáo kỹ thuật khảo sát địa chất
  • Định vị và giác móng ngôi nhà

Bước 2: Ép cọc bê tông cốt thép theo trình tự

  • Ép đoạn cọc đầu tiên: Phải đảm bảo độ thẳng đứng của đoạn cọc đầu tiên để độ thẳng đứng của toàn bộ cọc đạt yêu cầu. Nếu cọc bị nghiêng phải chỉnh sửa lại ngay.
  • Ép cọc đến độ sâu thiết kế: Trục của đoạn cọc được nối và phương nén phải trùng nhau. Phải làm khít bề mặt bê tông tiếp xúc ở 2 đầu cọc và phải đảm bảo kích thước đường hàn so với thiết kế.
  • Ép âm cọc
  • Ép cọc ở vị trí tiếp theo
  • Sau khi ép xong 1 móng, chuyển khung ép đến móng thứ hai
  • Sau khi ép cọc xong, chiều dài cọc được ép sâu trong lòng đất phải nhỏ hơn chiều dài ngắn nhất được quy định trong thiết kế. Nếu khi ép cọc gặp dị vật khiến cho cọc ép không đủ chiều sâu, không đủ tải trọng, thợ thi công phải nhổ cọc lên ép lại hoặc ép lại bằng cọc mới theo chỉ định của thiết kế.

Bước 3: Gia công cốt thép

  • Trước khi sử dụng, cần sửa thẳng và đánh gỉ cốt thép
  • Cắt và uốn cốt thép theo đúng chủng loại, số lượng của bảng thiết kế
  • Nếu chiều dài cốt thép không đủ, cần nối cốt thép theo quy tắc của từng loại thép.

Bước 4: Lắp dựng cốt pha.

  • Ván khuôn có kích thước, hình dạng đúng chuẩn và luôn đóng kín.
  • Để không mất nước xi măng, có thể lót thêm bạt ở sàn khuôn
  • Cây chống phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, quy cách và phải được tính toán mật độ cụ thể. Chân cây chống cần được cố định chắc chắn để không xê dịch khi thi công.
  • Khi thi công phải chú ý đến khả năng chịu lực của đà giáo và gỗ ván
  • Ở cổ cột và tim móng cần xác định được độ cao chuẩn

Bước 5: Đổ bê tông móng

  • Đổ bê tông phần lót móng: Phần bê tông lót móng phải đặc, chắc, dày (khoảng 10cm), chịu được tác động của các yếu tố môi trường xung quanh (nước ngầm, dòng chảy…). Phần lót này sẽ làm sạch đáy bê tông móng.
  • Đổ bê tông phần móng: Trước khi đổ, cần đảm bảo ván khuôn, hệ thống sàn, cốt thép, ván khuôn đã được làm sạch. Sau đó, tưới nước vào ván khuôn để xi măng không bị hút nước. Tiếp theo mới tiến hành đổ bê tông móng từ xa đến gần.
Móng cọc có sự liên kết giữa các nhóm cọc, đài và giằng móng tạo thành khối đế móng vững chắc trên nền đất ao, hồ, đất mượn…
Móng cọc có sự liên kết giữa các nhóm cọc, đài và giằng móng tạo thành khối đế móng vững chắc trên nền đất ao, hồ, đất mượn…

Những điều lưu ý khi xây nhà trên nền đất ao, hồ, đất mượn…

Bên cạnh những giải pháp làm móng, khi xây nhà trên nền đất ao, hồ, đất mượn…, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

Vấn đề nứt, lún cần phải quan tâm

Đất ao, hồ, đất mượn… có nền đất yếu nên dễ xảy ra hiện tượng nứt, lún. Vì thế, khi xây nhà trên loại đất này, bạn cần đặc biệt chú ý đến hiện tượng nứt, lún, cần tính toán và áp dụng các giải pháp phòng tránh ngay từ đầu.

Khảo sát địa chất là vô cùng quan trọng

Khảo sát địa chất là một trong những khâu quan trọng nhất, ảnh hưởng đến việc bố trí, lựa chọn phương án móng phù hợp cho căn nhà.

Trước khi xây dựng, các đơn vị thiết kế, thi công thường khảo sát địa chất khu đất để xác định các tầng địa chất, đánh giá độ ổn định của đất nền. Sau đó, dựa và số liệu khảo sát địa chất thực tế, họ sẽ tính toán tải trọng và đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp như cọc tre, cọc cừ tràm, cọc bê tông cốt thép…

Chất lượng vật liệu làm móng

Vật liệu làm móng phải được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo độ vững chắc của móng.

Đơn vị thiết kế, thi công

Việc chọn đơn vị thiết kế, thi công rất quan trọng bởi họ là những người ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Đối với việc xây nhà trên nền đất ao, hồ, đất mượn, việc chọn đơn vị thiết kế, thi công lại càng quan trọng bởi bạn không thể tự mình khảo sát, làm móng xây nhà trên nền đất yếu được và việc thi công có thể không đảm bảo.

Vì vậy, khi muốn xây nhà trên nền đất ao, hồ, đất mượn… bạn nên lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công uy tín, lựa chọn các kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn có chuyên môn và trải nghiệm thực tế để tư vấn và đưa ra giải pháp thi công tối ưu nhất.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành kiến trúc và xây dựng, Kiến trúc An Hưng đã thực thi hàng trăm công trình trên khắp mọi miền tổ quốc, từ các nhà biệt thự quy mô nhỏ tới các khách sạn, khu dịch vụ tổ hợp văn phòng cao tầng, chúng tôi đã trải qua nhiều hạng mục công trình, gặp nhiều thể loại địa chất với chuyên môn của đội ngũ chuyên gia cùng quy trình làm việc bài bản, chặt chẽ chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng những giải pháp thi công tối ưu nhất, kinh tế nhất.

Nguồn: https://firstreal.com.vn
Danh mục: Tin Tức BĐS

Related Posts

Top 29 phân biệt sữa ensure thật và giả hay nhất, đừng bỏ qua

Dưới đây là danh sách phân biệt sữa ensure thật và giả hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Danh sách 29 phân biệt sữa blackmore thật giả hay nhất, bạn nên biết

Qua bài viết này firstreal.com.vn xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về phân biệt sữa blackmore thật giả hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Danh sách 20+ phân biệt mộc hương ta và mộc hương lai tốt nhất, bạn nên biết

Dưới đây là danh sách phân biệt mộc hương ta và mộc hương lai hay nhất được tổng hợp bởi firstreal.com.vn

Top 29 phân biệt cầu và lượng cầu tốt nhất, bạn nên biết

Duới đây là các thông tin và kiến thức về phân biệt cầu và lượng cầu hay nhất được tổng hợp bởi firstreal.com.vn

Top 20+ phân biệt chủng tộc ở việt nam hot nhất hiện nay

Duới đây là các thông tin và kiến thức về phân biệt chủng tộc ở việt nam hay nhất được tổng hợp bởi firstreal.com.vn

Top 20+ cách phân biệt khuôn mặt tốt nhất

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp cách phân biệt khuôn mặt hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng