Vật Lý 9 Bài 24: Từ Trường Của Ống Dây Có Dòng Điện Chạy Qua

– Chọn bài -Bài 21: Nam châm vĩnh cửuBài 22: Tác dụng từ của dòng điện – Từ trườngBài 23: Từ phổ – Đường sức từBài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy quaBài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điệnBài 26: Ứng dụng của nam châmBài 27: Lực điện từBài 28: Động cơ điện một chiềuBài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay tráiBài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từBài 32: Điều kiện cuất hiện dòng điện cảm ứngBài 33: Dòng điện xoay chiềuBài 34: Máy phát điện xoay chiềuBài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiềuBài 36: Truyền tải điện năng đi xaBài 37: Máy biến thế

Mục lục

Giải Sách Bài Tập Vật Lí 9 – Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài 1 trang 54 sách bài tập Vật Lí 9: Một cuộn dây được đặt sao cho trục của nó nằm dọc theo thanh nam châm như hình 24.1 SBT. Đóng công tắc K, thoạt tiên ta thấy thanh nam châm bị đẩy ra xa.

Bạn đang xem: Vật lý 9 bài 24: từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua

a) Đầu B của thanh nam châm là cực Bắc hay cực Nam?

b) Sau đó có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm?

c) Nếu ngắt công tắc K, thanh nam châm sẽ ra sao? Giải thích?

*

Lời giải:

*

a) Đầu B của thanh nam châm là cực Nam.

Theo hình vẽ thì chiều dòng điện đi từ cực dương sang cực âm tức là đi từ P sang Q, theo quy tắc nắm tay phải thì ta xác định được đầu Q của thanh nam châm là cực Bắc (N), nên ban đầu khi đóng khóa K thì thanh nam châm bị đẩy chứng tỏ đầu A của thanh nam châm là cực Bắc (N) còn đầu B của thanh nam châm là cực nam (S).

b) Thanh nam châm xoay đi và đầu B (cực Nam) của nó bị hút về phía đầu Q (cực Bắc) của cuộn dây.

c) Ngắt công tắc K: Ống dây không có dòng điện đi qua, khi đó ống dây không còn là một nam châm nữa. Thanh nam châm sẽ xoay trở lại, nằm dọc theo hướng Nam – Bắc như khi chưa có dòng điện. Bởi vì bình thường, thanh nam châm tự do khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng Nam – Bắc

Bài 2 trang 54 sách bài tập Vật Lí 9: Hai cuộn dây có dòng điện được treo đồng trục và gần nhau (hình 24.2 SBT).

a) Nếu dòng điện chạy trong cuộn dây có chiều như trên hình vẽ thì hai cuộn dây hút nhau hay đẩy nhau?

b) Nếu đổi chiều dòng điện của một trong hai cuộn thì tác dụng của chúng có gì thay đổi?

*

Lời giải:

a) Nếu dòng điện chạy trong cuộn dây có chiều như trên hình vẽ, tức là hai dòng điện cùng chiều nhau. Theo quy tắc nắm bàn tay phải thì hai mặt đối diện của chúng là hai từ cực khác tên nhau nên hai cuộn dây hút nhau.

b) Nếu đổi chiều dòng điện của một trong hai cuộn dây thì hai dòng điện sẽ ngược chiều nhau. Theo quy tắc nắm bàn tay phải thì hai mặt đối diện của chúng là hai từ cực cùng tên nhau nên hai cuộn dây đẩy nhau.

Xem Thêm : XSMB hôm nay – KQXSMB – Kết quả xổ số Miền Bắc – SXMB – XSTD

Bài 3 trang 54 sách bài tập Vật Lí 9: Hình 24.3 SBT mô tả cấu tạo của một dụng cụ để phát hiện dòng điện (một loại điện kế). Dụng cụ này gồm một ống dây B, trong lòng B có một thanh nam châm A nằm thăng bằng, vuông góc với trục ống dây và có thể quay quanh mộ trục đặt giữa thanh, vuông góc với mặt phẳng trang giấy

a) Nếu dòng điện chạy qua cuộn dây B có chiều được đánh dấu như hình vẽ thì kim chỉ thị quay sang bên phải hay bên trái?

b) Hai chốt của điện kế này có cần đánh dấu dương, âm hay không?

*

Lời giải:

a) Dòng điện qua ống dây B có chiều như hình vẽ thì áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta được đường sức từ trong ống dây hướng thẳng đứng lên trên. Cức Bắc của nam châm luôn quay theo chiều đường sức của từ trường ngoài nên bị đẩy lên → Kim chỉ thị quay sang bên phải.

Xem thêm: Hướng Dẫn Đăng Ký Sim Cặp Đôi Vinaphone Nhanh Chóng, Hướng Dẫn Cách Đăng Ký Sim Cặp Đôi Vinaphone 091

b) Hai chốt của diện kế này không cần đánh dấu âm, dương

Bài 4 trang 55 sách bài tập Vật Lí 9: a) Cực nào của kim nam châm trong hình 24.4a SBT hướng vào đầu B của cuộn dây điện?

b) Xác định chiều của dòng điện chạy trong cuộn dây ở hình 24.4 SBT.

*

Lời giải:

*

a) Cực Bắc của kim nam châm.

Vì trong trường hợp a thì theo quy tắc nắm tay phải ta xác định được đầu B của nam châm điện là cực Nam (S) nên kim nam châm có đầu hướng vào nam châm điện là cực Bắc (N). (hình 24.4a’)

b) Dòng điện có chiều đi vào ở đầu dây C.

Vì trong trường hợp b thì qua hình vẽ ta xác định được đầu D của nam châm điện là cực Bắc (N) còn đầu C của nam châm điện là cực Nam (S). Theo quy tắc nắm tay phải thì ta xác định được chiều dòng điện đi từ C đến D. (hình 24.4b’)

Bài 5 trang 55 sách bài tập Vật Lí 9: Cuộn dây của một nam châm điện được nối với một nguồn điện mà tên các từ cực của nam châm điện được ghi trên hình 24.5. Hãy ghi tên các cực của nguồn điện*

Lời giải:

Đầu A của nguồn điện là cực dương.

*

Ta biết được tên các từ cực nên xác định được chiều của đường sức từ và vận dụng quy tắc nắm tay phải là biết ngay chiều của dòng điện từ đó xác định được đầu A là cực dương của nguồn điện.

Bài 6 trang 55 sách bài tập Vật Lí 9: Các đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua có những đặc điểm gì?

Xem Thêm : Xem năm sản xuất tờ tiền thế nào? – baocaobtn.vn

A. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và vuông góc với trục ống dây

B. Là những đường tròn cách đều nhau và có tâm nằm trên trục ống dây

C. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây

D. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây

Lời giải:

Chọn D. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây.

Bài 7 trang 56 sách bài tập Vật Lí 9: Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì

A. Chiều của dòng điện trong ống dây

B. Chiều của đường sức từ tác dụng lên nam châm thử

C. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây

D. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt trong lòng ống dây

Lời giải:

Chọn D. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt trong lòng ống dây

Bài 8 trang 56 sách bài tập Vật Lí 9: Vì sao có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thằng.

Xem thêm: Thuyết Minh Về Hoa Sen Quốc Hoa Của Việt Nam (Hoa Sen ), Thuyết Minh Về Quốc Hoa

A. Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim nam châm.

B. Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim sắt

C. Vì ống dây cũng có hai cực từ như thanh nam châm

D. Vì một kim nam châm đặt trong lòng ống dây cũng chịu tác dụng của một lực từ giống như khi đặt trong lòng nam châm

Lời giải:

Chọn C. Vì ống dây cũng có hai cực từ như thanh nam châm

Bài 9 trang 56 sách bài tập Vật Lí 9: Quy tắc nào dưới đây cho ta xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

A. Quy tắc bàn tay phải

Nguồn: https://firstreal.com.vn
Danh mục: Tài Chính

Related Posts

Mức phạt tiền thuế chậm nộp? Cách tính và cách hạch toán?

cách tính tiền chậm nộp thuế gtgt 2021

Bảng giá bảo dưỡng xe máy Honda mất bao nhiêu tiền – Giá mùa tết

thay phốt xe máy bao nhiêu tiền

Cách viết công văn xin giảm tiền thuê văn phòng chuẩn chỉnh từ A-Z

công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng

Mất tiền trong tài khoản ngay sau cuộc gọi của “nhân viên ngân hàng”

techcombank làm mất tiền của khách

Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 9 tháng 1 năm 2022

kqxs tiền giang 9/1/2022

Thay màn hình Oppo A5s giá bao nhiêu tiền? Bảng giá

thay màn hình oppo a5s hết bao nhiêu tiền