Lịch sử hình thành xứ Nam kỳ và trấn Tây Thành

Lịch sử hình thành xứ Nam kỳ và trấn Tây Thành

Trấn Tây Thành và những dòng sử huy hoàng nhưng đau đớn của nước Đại Nam thời vua Minh Mạng. ( Một cuốn sách cũng chưa nói hết chuyện này huống hồ một bài. Nhưng bài viết khá dài và nhiều sự kiện lịch sử. Mong các bạn cố gắng đọc).

Quá trình Nam tiến của Việt tộc là men bờ biển xuống dưới Nam tìm đường sanh tồn, nó mạnh hơn từ khi Nguyễn Hoàng vào Nam và các chúa Nguyễn phải tìm cách dãn dân, tìm ra những phương thức tồn tại mới.

Băng qua Chàm rồi đi xuống Phương Nam đụng dân Khmer -những người ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ không hề đồng văn đồng chủng với người Việt.

Vài dòng lịch sử gợi chuyện

Năm 1618, vua Chey Chettha II của Chân Lạp (Cam Bốt) lên ngôi, đã xin cưới công nữ Ngọc Vạn con chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên nhằm nhờ Việt “bảo kê” giúp Chân Lạp bớt phụ thuộc vào Xiêm La, lúc đó Xiêm La liếm đất Chân Lạp gần hết.

Người Việt theo bước chân của bà Ngọc Vạn xuôi Nam

Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobey(Bến Nghé) và Nông Nại (Biên Hòa) đã dần ló dạng.Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập 2 đồn thâu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Vua Chân Lạp chấp thuận. Chẳng bao lâu, hai đồn thâu thuế trở thành hai nơi phồn hoa trên bến dưới quyền của người Việt, lưu dân Việt vô ngày càng đông, từ đó lan ra các xứ khác.

Bước chân lưu dân Việt đã đi từ Đồng Nai xuống Vàm Cỏ, qua Sông Cửu Long về miệt Hà Tiên, Cà Mau.

“Trong khói sóng mênh môngCó bóng người vô danhTừ bên này sông TiềnQua bên kia sông HậuMang theo chiếc độc huyềnĐiệu thơ Lục Vân TiênVới câu chữ:Kiến nghĩa bất vi vô dõng giảTới Cà Mau – Rạch GiáCất chòi đốt lửa giữa rừng thiêngMuỗi vắt nhiều hơn cỏChướng khí mù như sương”(Sơn Nam)

Vào thời cuối thế kỷ 17, các nhà truyền giáo và thương nhân Bồ Đào Nha đã ước lượng nước Chân Lạp lúc đó có diện tích bằng Cambodia bây giờ cộng với Nam Kỳ và phần Nam Lào hiện giờ mà chỉ có dân chưa tới 700.000 người.Trong khi đó nước Đàng Trong của chúa Nguyễn với quốc thổ từ sông Gianh tới Khánh Hòa tức là chỉ bằng 1/5 diện tích nước Chân Lạp mà dân số đã là một triệu người.

Lúc đó Xiêm La bành trướng Chân Lạp dữ dội, công khai cướp đất, cắt đất. Một phe hoàng gia Chân Lạp thì theo Xiêm, phe còn lại theo Việt. Việt đã đem quân qua Chân Lạp đụng độ khốc liệt với Xiêm, bảo hộ Chân Lạp,đổi lại vua Chân Lạp cắt đầu cầu phong, cắt dần, cắt từ từ để hình thành ra xứ Nam Kỳ sau này.

Chỉ một trăm năm từ 1650 tới 1750 toàn bộ đất Đàng Thổ trở thành lãnh thổ Việt Nam. Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên đã giúp con rể Chey Chetta II đẩy lùi 2 lần xâm lược của quân Xiêm.

Năm 1628, vua Chey Chetta II từ trần, con trai ông và bà Ngọc Vạn tên Chan Ponhéa Sô lên ngôi vua,nhưng 2 năm thì bị giết trong biến loạn cung đình, mấy năm sau thấy không ổn thái hậu Ngọc Vạn trở về Nam Kỳ lập chùa tu ở núi Chứa Chan Long Khánh, có nguồn nói bà về Huế và mất ở đó với tên Tống Sơn quận chúa.

Bắt đầu từ đây nội tình Chân Lạp tranh chấp chém giết như nồi cháo heo, chiến trường Chân Lạp là nơi tranh tài của các ông tướng Việt Nam và Xiêm La.

Lịch sử hình thành xứ Nam kỳ và trấn Tây Thành

Năm 1757, Chân Lạp mất những vùng lãnh thổ trù phú ở phía tây, người Thái tiếp tục xâm lấn và sát nhập các tỉnh Battambang, Siem Reap vào lãnh thổ của họ.

Ta nghe cái chữ “quan bảo hộ Cao Miên” trong sách sử, chức này đã có từ thời vua Gia Long rồi, tức trước khi hình thành Trấn Tây Thành.Nhắc sơ vài dòng chức “Bảo hộ Cao Miên “,”Bảo hộ Cam Bốt”.

Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại) (1761-1829) là một người gắn bó với đất Châu Đốc. Hai lần ông mang ấn bảo hộ Cam Bốt nên cũng được gọi là quan bảo hộ Thoại. Nguyễn Văn Thoại là Thống chế trấn thủ Châu Đốc đồn, kiêm luôn chức Bảo hộ Cao Miên. Ông Thoại cũng rất mạnh tay ở Cam Bốt,dân Miên rất ghét hai chữ ” Bảo hộ”.

Chúng ta biết thời chúa Nguyễn, thì Việt đã tác động vào Cao Miên rồi, vì Xiêm La lấn ép vua Cao Miên rất dữ .Suốt thời Tây Sơn khi họ Nguyễn bị Tây Sơn truy sát thì Cao Miên coi như là sân khấu độc quyền của Xiêm La.

Năm 1802, vua Gia Long dẹp Tây Sơn đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hùng cường trong khu vực, thành ra vua Cao Miên là Nặc Ông Chân đã cử sứ giả sang xin vua Gia Long phong vương thần phục Việt Nam, trong khi vẫn giữ quan hệ với Xiêm, ông này dùng Việt kềm chân Xiêm.

Tuy nhiên nội bộ hoàng gia Miên luôn lục đục,hễ anh theo Việt thì em theo Xiêm và cứ dẫn binh Xiêm về chiếm ngôi.

Năm 1813 Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt và Hiệp tổng trấn Ngô Nhân Tĩnh cùng Nguyễn Văn Thoại mang 13.000 quân đưa Nặc Ông Chân về làm vua Cao Miên. Hai ông kia thì về còn ông Nguyễn Văn Thoại cùng 1.000 quân ở lại Nam Vang, bảo hộ Cao Miên.

Chức Bảo hộ nước Cao Miên đã bỏ năm 1819 khi Gia Long thấy Cao Miên đã khá ổn và tình hình tài chánh Việt quá tốn kém.

Năm 1820, nước Cao Miên lại loạn,Trấn thủ Nguyễn Văn Thoại và Phó đô thống chế Nguyễn Văn Trí cầm quân qua dẹp loạn. Quốc vương Cao Miên yêu cầu lập lại Bảo hộ và Nguyễn Văn Thoại lại lãnh chức đó. Nguyễn Văn Thoại lãnh ấn Bảo hộ Cao Miên, Án thủ đồn Châu Đốc, kiêm Quản quân vụ trấn Hà Tiên.

Thoại Ngọc Hầu mất năm 1829 khi đương chức, mả chôn ở triền núi Sam Châu Đốc. Khi Thoại Ngọc Hầu mất, triều đình kiếm quan bảo hộ mới.

Tháng 6 năm 1829, vua cho Bùi Đức Minh tới nhậm chức hiệp đồng Bảo hộ Cam Bốt cùng với Tuyên Trung Hầu-Thống chế Nguyễn Văn Tuyên lãnh ấn Bảo hộ Cam Bốt, Miền Nam, Gia Định sau cái chết của Tả Quân Lê Văn Duyệt đã có biến lớn. Tả quân Tổng Trấn Lê Văn Duyệt (1763 – 1832) là người đặc biệt, ông không xét đạo Da Tô, Gia Định thành mà một xứ tự trị tự do bán buôn và tôn giáo.

Vua Minh Mạng (1820-1840) năm 1816 khi làm thái tử đã ghét đạo Da Tô, ông từng tuyên bố: ‘Nếu các thừa sai muốn giữ đạo thì về Châu Âu mà giữ’ Vua Minh Mạng không cho người ngoại quốc vào giảng đạo. Sử gia Trần Trọng Kim viết: “Vua Thánh Tổ là một ông vua có tư chất minh mẫn,.. Ngài tinh thâm Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, cho nên không ưa đạo mới, cho là một tả đạo lấy trời thánh ra mà làm mê hoặc lòng dân. Bởi vậy, ngài mới nghiêm cấm và trừng trị những người theo đạo Da Tô”. Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt phản đối. Lê Văn Duyệt cũng chống chủ trương trọng nông ức thương của Minh Mạng. Minh Mạng chủ trương triệt luôn quyền tự trị của người Chàm ở trấn Thuận Thành, ông Duyệt cũng chống.

Tả quân Lê Văn Duyệt được vua Gia Long tin tưởng giao như như phó vương Nam Kỳ tự trị, vua Gia Long nhờ dân Nam Kỳ mà trung hưng nhà Nguyễn, sống mấy chục năm ở Nam Kỳ nên vua hiểu bụng dạ người Nam Kỳ, cái tánh hảo sảng nhưng cũng rất tự do, Nam Kỳ tuy nhìn là dễ tánh nhưng thực sự rất khó, nguyên tắc rất vững vàng.

[QC] Mua hàng để ủng hộ dự án Lạc Khởi :

  • Untitled 1White copy 3 1 Áo thun Lý Thường Kiệt Chibi Khuyến mại Sản phẩm đang giảm giá 199.000₫ 99.000₫
  • Fix AoBlack copy 8 Áo thun Bà Triệu Chibi Khuyến mại Sản phẩm đang giảm giá 199.000₫ 99.000₫

Thời của ông Tả Quân cai quản thì đất Gia Định-Nam Kỳ tự do kinh tế thị trường, doanh nhân ngoại quốc Tây -Tàu bán buôn,truyền giáo tự do.Sanh thời vua Minh Mạng không sợ ai, ông nắm quyền tột đỉnh ở Huế, nhưng lại cảm thấy phe Nam Kỳ có thể uy hiếp triều đình.

Lịch sử tréo ngoe ở chổ khi thịnh quá thì sẽ suy. Khi ông Duyệt còn sống, biết lão thần có uy tín lớn nên vua làm ngơ, khi ông Duyệt vừa qua đời thì vua Minh Mạng ra tay.

Chờ sau khi Tả Quân Lê Văn Duyệt mất vào năm 1832, việc đầu tiên của vua Minh Mạng là phá hết thế lực, phe cánh của Tả Quân ở Gia Định và đặt quan cai trị trực tiếp.

Cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi con nuôi Tả Quân tại thành Phiên An Gia Định bắt đầu từ đêm 18 tháng 5 năm 1833, ông cùng 27 lính Hồi Lương đột nhập dinh bố chánh giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên.

Đêm ngày 7 tháng 6 năm 1833, quân nổi dậy chiếm được các tỉnh: Định Tường, Vĩnh Long, An Giang,Hà Tiên… chưa đầy một tháng cả Nam kỳ lục tỉnh đều thuộc về phe nổi dậy.

Nguyên nhân chánh của cuộc khởi nghĩa này là vì nhà vua muốn kiểm soát trực tiếp Gia Định, kiểm soát từ kinh tế tới chánh trị, triệt tiêu sự tự trị của dân Nam Kỳ, chống đạo Da Tô, hãm bớt kinh tế thương mại của Nam Kỳ, mục đích nữa là làm nhục Lê Văn Duyệt, triệt hạ phe ông Duyệt tận gốc để tự vua nắm lấy quyền lợi ở Nam Kỳ.

Nam Kỳ làm binh biến vì bị mất quyền lợi và quyền lực, Lê Văn Khôi chỉ là người đại diện ra mặt mà thôi. Sự kiện này diễn ra từ năm 1833 đến năm 1835. Vua Minh Mạng sau đó dẹp được nhưng Huế cũng một phen xấc bấc xang bang.

Sau khi chiếm thành Phiên An, chém đầu 1.831 người chôn ở mả ngụy -mả biền tru, vua Minh Mạng đã san bằng mả của ông Duyệt và lôi nguồn gốc thái giám của ông Duyệt ra miệt thị.Đến lúc Tả quân Lê Văn Duyệt mất đi, vua Minh Mạng mới tuyên án kết tội của lão thần Lê Văn Duyệt trên chính ngôi mộ của ông. Đây là một sai lầm của ông vua này.

Xem Thêm : Tổng hợp tất cả hotkey Dota thường được sử dụng nhất hiện nay

Vua Minh Mạng kêu là “giặc Khôi, mã Ngụy” nhưng Hồ Biểu Chánh lại viết truyện ca ngợi những người làm binh biến đó là “bậc nghĩa sĩ anh hùng”, ca ngợi họ là “anh hùng vì ân nghĩa, vì phẩm giá mà nổi lên, chớ không phải là muốn cướp giựt của lương dân, hay là muốn khuấy rối trong xã hội”.

Phe Lê Văn Khôi bao gồm: Dân điền chủ Nam Kỳ, Cố đạo, giáo dân Công giáo, người Tàu bốn bang -kể cả con cháu Mạc Cửu ở Hà Tiên, con cháu Thoại Ngọc Hầu, người Miên (Con trai ông Nguyễn Văn Tồn ở Trà Ôn), Tiểu vương Chàm ở trấn Thuận Thành (Bình Thuận) một số người dân tộc ở Tây Nguyên cũng có dính líu.

Đọc thêm : Tại sao lại có nhà thờ Con Gà trên Đà Lạt?

Vua Minh Mạng ghim Mạc Cửu bỏ hoang luôn lăng mộ họ Mạc ở Hà Tiên, ghim Nguyễn Văn Thoại dù đã chết, Nguyễn Văn Thoại sau đó có một vụ án bị truy đoạt các văn bằng, sắc phong đã cấp, tước luôn cả hàm phẩm.Vụ án Nguyễn Văn Thoại, đến ngày 25 tháng 7 năm 1924 nhân lễ thọ 40 của vua Khải Định thì ông vua này mới bỏ qua và cho phục hồi mọi chức tước của Thoại Ngọc Hầu. Vua Khải Định phong thần cho ông Thoại, hiệu là Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn thần.

Nhắc vài dòng vụ Lê Văn Khôi để biết, không cố ý “kể tội” vua Minh Mạng dù ông vua này đã có sai lầm. Tại vì Lê Văn Khôi cầu cứu quân Xiêm La, Xiêm lợi dụng đem quân qua Miền Nam. Năm 1834, quân triều đình đánh bại quân Xiêm.Sai lầm của Lê Văn Khôi khi đi cầu viện quân Xiêm vì thế tính chánh danh đã không còn được sự ủng hộ của bá tánh Nam Kỳ.

Sau vụ Lê Văn Khôi, ngay trong năm 1835 vua Minh Mạng đã có kế hoạch lập Trấn Tây Thành.Trấn Tây Thành thời Minh Mạng đế là một đỉnh cao khi vua Minh Mạng cắt một nửa Chân Lạp tới Biển Hồ cho làm phên dậu Đại Nam. Hoàng đế Minh Mạng năm 1831 từng nói: “Chân Lạp là phên dậu của chúng ta, không thể để nó sụp đổ được.”

Năm 1836-1837 khi vua Minh Mạng ra lịnh tổng kê dân số nước Cam Bốt vừa bị sáp nhập vào lãnh thổ Đại Nam thành Trấn Tây thành thì tổng kết chỉ có 970,516 người Khmer, đang khi đó thì ruộng đất Cam Bốt lên đến 4,036,892 mẫu. Năm 1836 quan bảo hộ Cao Miên lúc đó gọi là Trấn Tây Thành là tướng quân Trương Minh Giảng (1792-1841)

Toàn cảnh Trấn Tây Thành.

Lịch sử hình thành xứ Nam kỳ và trấn Tây Thành 2
Toàn cảnh Trấn Tây Thành.

Quân triều đình VN sau khi đẩy lùi quân Xiêm ra khỏi Nam Kỳ đã vượt biên giới tấn công và kiểm soát Cam Bốt, lần này triều đình chủ động thiết lập bộ máy trên đất Cam Bốt và cai trị luôn các tỉnh mặt đông Biển Hồ gồn Oudong và Nam Vang ,loại hết ảnh hưởng của Xiêm ,cấm sứ Cam Bốt qua Xiêm ,thời này của vua Cam Bốt Nặc Chân-Ang Chan II (1792-1834), ông này năm 1807 được vua Gia Long phong là Quốc Vương Cao Miên.

Nặc Chân chết, không có con trai kế vị ngôi vua, ông chỉ có bốn cô con gái là Ang Ben (Ngọc Biện,) Ang Mey (Ngọc Vân), Ang Peu (Ngọc Thu), Ang Snguon (Ngọc Nguyên.) Minh Mạng kêu Trương Minh Giảng, Lê Đại Cương đốc suất các quan người Cam Bốt trong coi việc nước. Sau khi vua Nặc Chân chết không con trai, triều chánh do 3 ông quan Khmer thân VN cai trị dưới bóng của quan Bảo hộ Trương Minh Giảng.Nặc Chân có 2 em trai là Ang Im (Nặc Yêm) và Ang Duong (Nặc Đôn) nhưng lại đang ở Xiêm và thực tế xưa 2 ông em theo Xiêm chống lại Nặc Chân.

Năm Minh Mạng thứ 16(1835) phong cho Ngọc Vân làm Cao Miên Quận chúa. Con gái cả là Ngọc Biện, con gái giữa là Ngọc Thu, con gái út là Ngọc Nguyên đều phong cho làm Huyện quân,bãi lệ quốc cống,đổi Nam Vang làm thành Trấn Tây.

Cuối cùng bà Ang Mey -Ngọc Vân lên làm vua với tước hiệu vua Nguyễn phong là Cao Miên Quận Chúa. Đây là nữ hoàng duy nhứt trong lịch sử nước này.

FB IMG 1619763980942
Bà Ang Mey -Ngọc Vân

Đàn bà làm vua, dưới mắt dân theo Phật giáo nguyên thùy kiểu Cam Bốt là “trò giựt dây” của nhà Nguyễn. Trương Minh Giảng dâng biểu xin chia đất ấy thành từng quận từng huyện. Chia Trấn Tây thành ra 33 phủ, 2 man , toàn tên VN là:-33 phủ là:

Nam Vang; 2. Thì Thu sau đổi là Kỳ Tô, 3. Tầm Đơn, 4. Tuy Lạp, 5 . Ba Nam, 6. Ba Lai, 7. Bình Siêm, 8. Kha Bát, 9. Lô Viên, 10. Hải Đông, 11 . Kim Trường, 12. Thâu Trung, 13. Ca Âu, 14. Vọng Vân, 15.Hà Bình, 16. Trưng Lỗi, 17. Sơn Phú, 18. Sơn Bốc, 19. Tầm Vu 20. Khai Biên, 21. Hải Tây, 22. Kha Sâm, 23.Thê Lạp, 24. Cẩm Bài, 25. Lô Việt, 26.Long Tôn, 27. Quảng Biên, 28.Hoá Dĩ, 29. Chân Tài, 30. Y Rĩ, 31.Chân Thành, 32.Mật Luật, 33. Ô Môn

-Hai man: Cẩn Chế . Cẩn Đô

Đặt quan để cai trị gồm: 1 Tướng quân, 1 Tham tán đại thần, 1 Đề đốc, 1 Hiệp tán, 2 Lãnh binh, 2 Phó lãnh binh, 1 Viên binh bị đạo, 1 Viên lương trữ đạo, 2 Viên ngoại lang, 3 Chủ sự, 4 Tư vụ, 8 Bát phẩm thư lại, 60 Vị nhập lưu thư lại, 12 Giáo thụ, Huấn đạo.

Lấy tổng đốc An-Hà là ông Trương Minh Giảng làm Đông các đại học sĩ, phong là Bình Thành bá, lĩnh ấn Trấn Tây Tướng quân, tuần phủ An Giang Lê Đại Cương làm Tham tán, rồi lấy Dương Văn Phong thay.

Lại đặt riêng Tuyên phủ sứ ở ba phủ Hải Tây, Hải Đông, Sơn Tĩnh, dồn lính Man làm 25 cơ; 1 cơ tượng mục, phát hơn 1 nghìn tù bị tội quản lưu ở Nam Kỳ đến làm.

Trấn Tây tướng quân chi ấn

Xiêm La làm sao bỏ miếng mồi ngon ở Cam Bốt đặng,Xiêm lúc nào cũng mơ nuốt trọng cái đất này mà bị Việt chẹn hầu chặn họng thì dễ gì ngồi an.

Tháng 5/1834 Xiêm điều 5000 quân tới Battambang là nơi Xiêm còn ảnh hưởng ở Cam Bốt. Triều Nguyễn lập tức dồn quân báo động. Xiêm còn 2 con bài Ang Im (Nặc Yêm) và Ang Duong (Nặc Đôn) , dùng 2 người này lôi kéo quý tộc và dân chúng Cam Bốt.

Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), mùa đông, Ang Im-Nặc Yêm từ Battambang đem lính và dân hơn 9 nghìn người, thuyền hơn 70 chiếc cùng nhiều khí giới về nhà Nguyễn với hy vọng thần phục nối ngôi vua.

Nặc Yêm là em Nặc Chân, nghe vua anh chết không có con nối đến quy thuận quân Nguyễn trước, mong để làm người nối ngôi của Nặc Chân.

Trương Minh Giảng mật sớ giết đi, vua Minh Mạng không nghe. Bắt Nặc Yếm đến Gia Định, rồi giải về kinh đô Huế nghị tội. Đây là sai lầm về chánh trị trầm trọng của vua Minh Mạng. Việc Ang Im bỏ Battambang đi về phe Việt làm bên Xiêm rúng động, là phản Xiêm vì trước khi đi đã phóng hỏa đốt thành. Về phía VN đầu hàng tuy nhiên nhà Nguyễn ác cảm và không sử dụng cơ hội này.

Tháng 4/1840 bắt 3 ông quan người Cam Bốt khi 3 ông này qua Huế chúc thọ vì lý do “không dẫn quân đi dẹp các quan phiến loạn ở Trấn Tây”, đem ra Bắc Kỳ giam. Quan quân, lính nhà Nguyễn moi móc, hối lộ, những nhiễu dân Cam Bốt ở Trấn Tây làn dân rất oán hận, sự cai trị hà khắc làm dân âu lo.

Tháng 8/1840 Ang Ben-Ngọc Biện Lư An Quận có ý định trốn qua Xiêm nên bị bắt và xử tử. Sau đó 3 bà còn lại đều bị bắt về Gia Định . Dân Cam Bốt bất bình lớn nổi dậy khắp nơi, thậm chí lan qua đất Nam Kỳ, dân Khmer Định Tường, Gia Định, Hà Tiên nổi dậy.

Vua Minh Mạng chỉ tăng quân đàn áp, nhưng càng tăng quân càng đàn áp thì càng sa lầy, hầu như nổi dậy khắp nơi, đánh dẹp không xuể, quan lính mỏi mệt, ngân khố tốn kém.

Vua Minh Mạng cho là biến loạn ở Trấn Tây, đều là tội của biên thần Trương Minh Giảng, bèn giáng chức Trương Minh Giảng làm Binh bộ Thị lang, vẫn kiêm công việc Tướng quân. Ra lệnh đòi binh dõng 6 tỉnh tiến đến Trấn Tây để đánh bắt giặc.

Vua Rama III của Xiêm không bỏ cơ hội, tác động vào vì còn con bài Ang Duong trong tay. Qúy tộc Cam Bốt cầu việm Xiêm xin cho Ang Duong về . Vua Rama III đưa đại tướng Bodin Decha – Phi Nhã Chất Tri dẫn Ang Duong về Battambang.

Quân Khmer-Xiêm của Ang Duong đã tiến vào Pursat đánh bật quân Nguyễn chiếm thành này. Do chính danh vì là hoàng tử cuối cùng của hoàng gia, do dân ủng hộ nên quân của Ang Duong tiến sâu vào Cam Bốt.

Xiêm đi theo Ang Duong thì Lào cũng không bỏ cơ hội, nước Lào đem “năm mươi ba vạn quân” qua ủng hộ.

Tình hình Trấn Tây thành nóng hổi thì vua Minh Mạng băng hà ngày 20 tháng 1 năm 1841, không bao lâu sau tháng 4/1841 quân Khmer -Xiêm chiếm được kinh đô Oudong, quân Nguyễn phải rút về Nam Vang cố thủ.Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 11 tháng 2 năm 1841 ở điện Thái Hòa, rất chững chạc và kinh nghiệm vì đã 34 tuổi. Năm Thiệu Tri thứ 1 (1841), tân hoàng đế nhận ra sai lầm chí tử của vua cha, thay đổi chánh sách liền lập tức, ông sử dụng con bài “hoàng gia” Cam Bốt mà nhà Nguyễn đang “an trí”.

Tháng 3 /1841 ba bà quận chúa Ang Mey (Ngọc Vân), Ang Peu (Ngọc Thu), Ang Snguon (Ngọc Nguyên) được binh lính Việt Nam hộ tống từ Gia Định thành trở về Nam Vang thành, ít lâu sau thì tới lượt hoàng tử Ang Im-Nặc Yêm cũng được quay về cố xứ để cho lòng dân Cam Bốt an lại.Tuy nhiên lúc này tình hình đã khác quá xa, đất đai của Cam Bốt đều nằm trong tay của Ang Duong và quân Xiêm, Ang Duong đã bén rễ, có đất, có dân và nổi lên mặc nhiên là hoàng đế Cam Bốt rồi, nhà Nguyễn chỉ còn giữ được cái thành mà thôi. Tán lí Nguyễn Công Trứ tâu rằng:“Nước Cao Miên được triều đình trông nom đùm bọc đã lâu, lại đặt ra thành Trấn Tây để phòng giữ. Đã 8 năm nay, tổn phí tài lực không biết đâu mà kể, nhưng thổ binh thì không thể sai phái được, thổ dân thì không thể dạy dỗ được.

Từ khi có việc binh đến nay, quan quân chết trận có đến hàng nghìn, cho đến súng đạn, khí giới bị hao tổn, tiền lương chi phát ra, thuyền bè phải vận tải, công và tư đều hao tổn cả…” Vua Thiệu Trị nói:

“ Từ khi Trấn Tây có việc binh đao tới giờ sáu tỉnh Nam Kỳ binh dân đều mệt nhọc, triều đình khó nhọc, tổn khí không biết bao nhiêu mà kể…”Hoàng đế Thiệu Trị quyết định bỏ Trấn Tây Thành, rút quân về Nam Kỳ.

[QC] Mua hàng để ủng hộ dự án Lạc Khởi :

  • Untitled 1White copy 15 1 Áo thun Trần Hưng Đạo Truyền Thần Khuyến mại Sản phẩm đang giảm giá 199.000₫ 99.000₫
  • NPN black Áo thun Chúa Nguyễn Phúc Nguyên – Đào Duy Từ – Nguyễn Hữu Dật Khuyến mại Sản phẩm đang giảm giá 199.000₫ 99.000₫

Tháng 9 tới 11 năm 1841 nhà Nguyễn rút quân về tới An Giang, trong đoàn quân có cả ba bà quận chúa Ang Mey (Ngọc Vân), Ang Peu (Ngọc Thu), Ang Snguon (Ngọc Nguyên) và hoàng tử Ang Im-Nặc Yêm.

Xem Thêm : Thư viện bản vẽ autocad phào chỉ, cột, phù điêu tân cổ điển

Đọc thêm : Thực dân Pháp – Việt Nam đã chiến thắng một đối thủ hùng mạnh thế nào?

Suy ra Trấn Tây Thành tồn tại 7 năm từ 1834-1841. Chỉ vì thái độ khinh rẻ, hành động dùng bạo lực giải quyết bạo lực với dân Cam Bốt của triều đình, mà kế hoạch này coi như phá sản.Tới An Giang, Đại thần Trương Minh Giảng vì sương gió, vì chiến trận bị thương trước đó hay vì “thẹn”, “tự ái” trong lòng (vì ông là người chịu trách nhiệm cao nhứt ở Trấn Tây) nhuốm bịnh qua đời.

Ông chết mà còn bị vua …quở nữa, tịch thu lại chức tước, bổng lộc. Vua Thiệu Trị đổ hết lỗi cho Trương Minh Giảng “Trị dân và chống giặc không đúng phương pháp”. Sau đó cách chức, hạ bậc hàng loạt quan tướng từ Cam Bốt về, kể ra gồm Trương Minh Giảng, Cao Hữu Dực, Phạm Văn Điển, Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Đức, Nguyễn Tiến Lâm, Đinh Văn Huy, Nguyễn Công Nhàn, Đoàn Văn Sách…

Sau khi quân Nguyễn bỏ về thì Trấn Tây thành phá sản, Ang Duong có quân Xiêm theo sau đã làm chủ hầu hết vùng này. Xiêm cũng không vừa, nhân cơ hội “táp” tấn công qua đất Nam Kỳ lục tỉnh luôn, Xiêm tấn công Hà Tiên, chiếm kinh Vĩnh Tế, qua tới Tân Châu , tuy nhiên quân Nguyễn đã đẩy lùi hết thảy.

Phải nói những năm đầu Thiệu Trị này là giai đoạn quan quân nhà Nguyễn vất vả dữ dội, song nhờ có tướng giỏi mà đẩy giặc Xiêm ra khỏi Nam Kỳ, điển hình có Nguyễn Tri Phương.Ngân khố đã eo hẹp từ thời Minh Mạng giờ qua tới Thiệu Trị cũng ngất ngư. Đến giai đoạn này thì tới lượt Xiêm La bị sa lầy ở Cam Bốt, hành quân xa không đủ lương thực, nước, lính đói. Năm 1843 Phi Nhã Chất Tri rút khỏi Cam Bốt bỏ lại Ang Duong làm vua.

Lúc này thì một bộ phận quan, lính dân Cam Bốt thân Việt Nam khi xưa lại …nổi dậy và qua Việt Nam cầu cứu.

Năm 1844 quân Xiêm của Phi Nhã Chất Tri trở qua Cam Bốt với 30.000 quân.

Tháng 6/1845 quân Nguyễn do Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn chỉ huy vượt biên giới tấn công qua Cam Bốt, rồi tháng 9/1845 dễ dàng chiếm Nam Vang và các tỉnh gần đó ở mạn đông Cam Bốt, vua Ang Duong chạy về Oudong. Quân Nguyễn bao vây Oudong, quân Nguyễn và Xiêm đánh bất phân thắng bại.

Kẹt cứng, tướng Xiêm là Bodin Decha- Phi Nhã Chất Tri đề nghị huề đàm với lý do “Cho Ang Duong làm vua Cam Bốt để được thờ 2 nước lớn là Xiêm và Đại Nam “

Vua Thiệu Trị ra chỉ dụ:”Đánh thì dễ nhưng giữ thì khó”, lúc này Cam Bốt qua mùa khô hạn, đất khô cằn nóng bức, nước uống không có, lương thảo chuyển lên cũng khó, quan quân Nguyễn bắt đầu mỏi mệt bịnh tật. Vua Thiệu Trị đồng ý “huề đàm”. Cuối cùng Đại Nam nhượng bộ Xiêm chấp nhận ngôi vua của Ang Duong, nhưng phải làm thủ tục “danh dự” là dâng biểu “xin chịu tội “ với vua Thiệu Trị, đời đời làm tôi nhà Nguyễn, triều cống hàng năm .

Ang Duong nhận thụ phong của vua Thiệu Trị là “Cao Miên quốc vương” Sau khi hội nghị xong, Xiêm và Đại Nam cùng rút quân khỏi Cam Bốt. Giải quyết vụ này xong thì vua Thiệu Trị cũng hết sức nên đột ngột băng hà.

Ngày 4 tháng 10 năm 1847 vua qua đời ở điện Long An ,thọ chỉ 41 tuổi sau 6 năm nắm quyền. Hoàng đế Thiệu Trị quá lao lực giải quyết hậu quả chiến tranh.

Tháng 4/1848 Ang Duong chánh thức lên ngôi vua Cam Bốt dưới sự chứng kiến của đại diện 2 nước Đại Nam và Xiêm La. Ác thay, vua Ang Duong-Nặc Đôn (1796- 1860) thực tế chỉ làm vua khúc Nam Vang và Oudong tức là phần đất Trấn Tây Thành của nhà Nguyễn năm xưa ,quân Xiêm vẫm chiếm Battambang và các tỉnh phía tây Biển Hồ như Siemreap, Mlu Prey, Tonlé Repu, Stung Treng suốt thế kỷ 19.

Thời điểm này Pháp đã ngó Đại Nam nên nhà Nguyễn không giúp gì cho Ang Duong được.Xiêm La đè nén xứ Cam Bốt ná thở, thậm chí tới văn hóa, sau đó Ang Duong bí mật liên hệ với Pháp với mong ước Pháp bảo hộ.

Sau 1859 khi Pháp chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa thì đất Cam Bốt chỉ còn độc tôn của Xiêm La. Ngày xưa Cam Bốt là quốc gia trái độn nằm giữa Xiêm La và An Nam nên 2 nước luôn đánh nhau Nhưng khi Pháp thay chỗ Đại Nam tại Nam Kỳ, giá trị này không còn nữa. Tức là đã có sự mất cân bằng ở Cam Bốt.

Năm 1863 con trai Ang Duong là vua Nặc Ông Lân- Norodom (1834-1904) là ông vua “thích nói tiếng Xiêm La hơn tiếng mẹ đẻ” đã ký hiệp ước nhận Pháp bảo hộ Cam Bốt. Hiệp ước ngày 23 tháng Ba, năm 1907 Pháp bắt Xiêm La trả lại các tỉnh Battambang, Sisophone và Siemreap cho Cam Bốt thuộc Pháp bảo hộ. Lãnh thổ này giữ nguyên tới nay, có thể gọi nhờ Pháp mà Cam Bốt lấy lại các tỉnh gần biên giới Xiêm, trong đó có đền Angkor. Cố quốc vương Sihanouk là cháu cố ngoại của vua Ang DuongChúng ta khi nhìn lại nước Đại Nam thời hoàng đế Minh Mạng ai cũng sướng rơn vì cương vực quá rộng, rộng ng nhứt lịch sử VN. Nhưng các bạn ơi ! hao tiền tốn của, hao xương máu người Việt vô số kể. Qúa tốn kém, lại luôn va chạm vì bất đồng văn hóa nên phải bỏ Trấn Tây Thành để dồn lực bảo vệ Nam Kỳ.

Vịnh Xiêm La có diện tích 300.000 km2; là biển giáp ranh Thái Lan, Việt Nam, Mã Lai và Cam Bốt và Việt Nam đã phải bảo vệ đảo Phú Quốc.Năm 1853 ,vua Ang Duong của Cam Bôt biên một lá thơ gửi Pháp hoàng Napoleon III hứa dâng cho Pháp đảo Phú Quốc, mặc dầu Miên chưa bao giờ kiểm soát được nó, đổi lại Ang Dương xin nhận sự bảo hộ của người Pháp với Cam Bốt.

Vua Ang Duong tiếp tục gửi cho vua Napoleon III lá thơ vào năm 1856 có đoạn : “Tôi thỉnh cầu hoàng thượng nhận biết tên của các tỉnh bị cướp(bởi triều đình Huế),đó là những tỉnh Đồng Nai, bị lấy đi trong hơn 200 năm, nhưng gần đây những vùng: Sài Gòn, Long Hồ, Sa Đéc, Mỹ Tho, Cần Thơ, Trà Vinh, Cà Mau, Peem hoặc Hà Tiên, các đảo Phú Quốc và Côn Sơn. Nếu nhỡ An Nam đến dâng tặng Hoàng thượng bất kì một chỗ nào trong những vùng này, tôi mong hoàng thượng đừng nhận nó, vì chúng thuộc về Cam Bốt “

Tuy nhiên người Pháp không trả lời chuyện Phú Quốc và Nam Kỳ với Miên, kẻ cả năm 1863 vua Norodom ký một hiệp ước nhận bảo hộ của Pháp.

Năm 1954, Quốc vương Norodom Sihanouk phản đối hiệp định Geneve về phần đất Nam Kỳ mà ông ta gọi là Kampuchea firstreal.com.vn.vnười Cam Bốt vẫn hay tuyên bố ở đâu có cây thốt nốt ở đó là đất của họ, tương truyền quốc vương Sihanouk từng tuyên bố sẽ xua quân qua đánh Việt Nam cho tới tận cây thốt nốt số 1 trước lăng Ông Bà Chiểu ở Gia Định.

Có lúc Thái Lan chiếm Cam Bốt tới một nửa tới Biển Hồ. Chúng ta nói rằng nếu không có Việt Nam xưa thì Cam Bốt đã vong quốc kể cũng không ngoa. Có thể nói Thái Lan có 1/3 lãnh thổ là nuốt từ Cam Bốt nhưng người Cam Bốt ít nhắc tới.

Vị trí Nam Kỳ chúng ta ở thế đắc địa, trung tâm của Đông Nam Á, có đồng bằng rộng, sông sâu. Trong vịnh Thái Lan thì Nam Kỳ ở khúc mặt tiền. Đảo Thổ Châu án ngữ ngay giữa vịnh, từ Thổ Châu, Phú Quốc, Côn Đảo có thể kiểm soát đường hàng hải qua vịnh và eo biển Malaca.Nói không có tự huyễn hoặc, mấy cảng của Nam Kỳ ăn bứt cảng của Thái Lan. Đô thành Bangkok là đô thành hẻm, nằm trong hốc bà tó sao bằng Sài Gòn. Thành ra ngày xưa Thái Lan rất thèm thuồng Nam Kỳ.

Dù bị Xiêm La (Thái Lan) nuốt đất nhưng người Cam Bốt vì đồng văn đồng chủng, cùng tôn giáo nên ít nhắc tới, họ cứ chỉa qua Việt. Vụ Trấn Tây Thành này khi bàn lại có nhiều điều để nói.

Người Việt với tinh thần dân tộc sẽ nói kiểu Việt, người Cam Bốt lại nói kiểu của họ. Người Cao Miên luôn bất đồng với người Việt, đó là không đồng chủng đồng văn, khác văn hóa, khác cách sống, khác đủ thứ, quan Việt thì kiểu Nho giáo, quan Cao Miên thì kiểu Ấn Độ, thành ra cứ xung khắc thành xung đột rồi kiện tụng miết.

Nạn Cap Yuon đã có từ xa xưa trong lịch sử, thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, khi các chúa Nguyễn trong quá trình Nam Tiến đã bảo hộ Cao Miên va chạm với Xiêm La. Yuon là dị văn, là cách gọi của Khmer với người Việt, người Chàm cũng kêu người Việt là Yuon. Đến thời vua Minh Mạng với Trấn Tây Thành thì lớn dần thành một phong trào chủng tộc rất mâu thuẩn.

Năm 1840, một quan của Cam Bốt tên là Prom viết: “Chúng tôi thấy sung sướng khi giết người Yuon (Việt) , chúng tôi không còn sợ họ nữa tuy họ mạnh hơn”. Thập niên 70,chế độ Lol Nol tạo ra giai thoại rằng hồi xưa lính nhà Nguyễn dùng người Cam Bốt làm bia tập bắn, dùng ba cái đầu lâu của dân Cam Bốt chụm lại làm bếp lò ,đẩy hận thù lên đỉnh điểm với hình vẽ tuyên truyền một ông quan Việt mặc triều phục đạp lên đầu người Khmer. Nhưng máu xương Việt đã để lại xứ đó nhiều vô số trong quá trình bảo hộ và bảo vệ xứ này khỏi bị người Xiêm nuốt trọng.

Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872) sau vụ án kinh Láng Thé đã được vua Tự Đức cho “đi đày” đoái công chuộc tội tại đồn Vĩnh Thông thuộc huyện Hà Âm nay là Châu Đốc.

Bùi Hữu Nghĩa ở vùng biên địa xa xôi, nhìn những đống xương tàn của người xưa cảm tác làm bài thơ “Kinh quá Hà Âm” rằng:

“Mịt mù mây đen kéo tối dầmĐau lòng thuở nọ chốn Hà ÂmĐống xương vô định sương phau trắngVũng máu phi thường cỏ nhum thâmGió trốt dật dờ noi chiến lũyĐèn trời leo lét dặm u lâmNghĩ thương con tạo sao dời đổiDắng dỏi trên đường tiếng dế ngâm“

Một khúc sử bi hùng của dân tộc Việt chúng ta. Để có được đất Nam Kỳ này không hề dễ dàng.

Tác giả Nguyễn Gia Việt.

[QC] Mua hàng để ủng hộ dự án Lạc Khởi :

  • KHOI AOCUArtboard 2 copy 3 Áo thun VĂN LANG QUỐC TỔ trắng ánh vàng
  • KHOI AOCUArtboard 2 Áo thun LẠC VIỆT ĐỒNG CỔ trắng
  • KHOI AOCUArtboard 2 copy Áo thun LẠC VIỆT ĐỒNG CỔ đen

5 1 vote Đánh giá bài viết Lạc Khởi Officials

Trang đại diện chính thức của Lạc Khởi Social Commerce Platform.

[Quảng Cáo]

Nguồn: https://firstreal.com.vn
Danh mục: Tin Tức BĐS

Related Posts

Top 29 phân biệt sữa ensure thật và giả hay nhất, đừng bỏ qua

Dưới đây là danh sách phân biệt sữa ensure thật và giả hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Danh sách 29 phân biệt sữa blackmore thật giả hay nhất, bạn nên biết

Qua bài viết này firstreal.com.vn xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về phân biệt sữa blackmore thật giả hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Danh sách 20+ phân biệt mộc hương ta và mộc hương lai tốt nhất, bạn nên biết

Dưới đây là danh sách phân biệt mộc hương ta và mộc hương lai hay nhất được tổng hợp bởi firstreal.com.vn

Top 29 phân biệt cầu và lượng cầu tốt nhất, bạn nên biết

Duới đây là các thông tin và kiến thức về phân biệt cầu và lượng cầu hay nhất được tổng hợp bởi firstreal.com.vn

Top 20+ phân biệt chủng tộc ở việt nam hot nhất hiện nay

Duới đây là các thông tin và kiến thức về phân biệt chủng tộc ở việt nam hay nhất được tổng hợp bởi firstreal.com.vn

Top 20+ cách phân biệt khuôn mặt tốt nhất

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp cách phân biệt khuôn mặt hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng