Cách tính số lượng cọc ép chuẩn nhất cho nhà phố

Trong quy trình thi công phần móng thì việc tính toán số móng cọc cho công trình là việc vô cùng quan trọng, nó giúp chúng ta tính toán được phương án kỹ thuật, cũng như giúp gia chủ tính toán nguồn kinh phí dự trù khi xây nhà. Dưới đây sẽ là cách tính số lượng cọc ép chuẩn nhất cho nhà phố mà bạn không nên bỏ qua, hãy theo dõi cùng chúng tôi nhé.

Cách tính số lượng cọc ép

Cách tính số lượng cọc ép cho nhà phố

Ép cọc bê tông là gì?

Ép cọc bê tông là phương pháp gia tăng khả năng chịu tải cho nền móng công trình bằng hình thức đóng các cọc bê tông đúc sẵn xuống sâu vị trí nền đất được đánh dấu trước đó. Ép cọc bê tông hiện nay được sử dụng các máy móc thiết bị hỗ trợ xây dựng hiện đại, trong đó có 3 phương pháp ép cọc bê tông chính:

+ Ép neo: Là phương pháp ép cọc áp dụng với các công trình có quy mô vừa và nhỏ, diện tích thi công chật hẹp.

+ Ép tải: Áp dụng với các công trình có quy mô vừa và lớn với mặt bằng thi công rộng rãi

+ Ép cọc bằng máy ép robot: Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho các công trình có quy mô lớn như các tòa nhà cao ốc, công ty, xí nghiệp với mặt bằng thi công rộng.

Cách tính số lượng cọc ép

Robot ép cọc

Tại sao phải ép cọc bê tông ?

Ép cọc bê tông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng công trình. các cọc bê tông mang nghiệm vụ truyền tải trọng từ công trình xuống lớp đất sâu dưới nền móng. Đảm bảo sự chắc chắn và kiên cố của móng nhà.

Thực tế đã chứng minh có rất nhiều công trình đã không thi công phần móng đúng quy trình và tiêu chuẩn dẫn đến mất an toàn khi sử dụng như sụt lún, nứt vách, sàn, nghiêng và thậm chí là sập.

Trên thực tế những công trình vừa mới đi vào hoạt động đã gặp phải những sự cố kể trên đã không gia cố phần móng công trình đúng và đạt tiêu chuẩn. Vì thế để tránh được rủi ro và sự cố nguy hiểm như vậy thì gia chủ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về ép cọc bê tông cũng như có thể đưa ra quyết định đúng đắn đảm bảo sự chắc chắn và kiên cho công trình của mình.

Cách tính số lượng cọc ép

Xem Thêm : Gam màu là gì? Tông màu là gì? Ý nghĩa của 6 tông màu chính

Cách tính số lượng cọc ép

Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng ép cọc bê tông nhà phố

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số lượng ép cọc bê tông nhà phố, tuy nhiên có 3 yếu tố chính và quan trọng bạn cần biết đó là

1. Diện tích nhà ở

Nhà phố thường gặp các vấn đề về diện tích không được rộng rãi, điều đó quyết định đến số lượng ép cọc bê tông. Công trình có diện tích càng nhỏ thì số lượng cọc sẽ càng ít. Trên thực tế, loại cọc được sử dụng cho các công trình nhà phố hiện nay là loại cọc nhỏ, có đường kính chỉ 20cm và chiều dài không quá 7m với lực tải trọng từ 10 – 20 tấn.

Các công trình nhà phố thường có những ảnh hưởng không nhỏ tới nhà bên cạnh, loại cọc này vừa đảm bảo tải trọng của công trình vừa không gây ảnh hưởng tới những nhà kế bên.

2. Quy mô công trình

Cũng giống với diện tích, quy mô công trình chính là yếu tố then chốt quyết định số lượng ép cọc cho công trình đó. Với những ngôi nhà phố có số tầng càng lớn thì số cọc ép sẽ càng nhiều và độ dài cọc cũng tỷ lệ thuận với số tầng của công trình.

Những công trình nhà phố có quy mô lớn thì trọng lực của công trình dồn lên nền móng càng nhiều vì vậy số lượng cọc cần càng lớn, nếu như số lượng cọc không đáp ứng được trọng lực của công trình sẽ dẫn đến nền đất sụt lún rất nguy hiểm khi sử dụng.

Vì vậy trước khi thi công phần móng, gia chủ cần có những phương án kỹ thuật đạt tiêu chuẩn phù hợp với lớp đất nền móng của nhà của mình để tránh những sai sót và sự cố xảy ra.

3. Tính chất nền móng

Trước khi thi công phần móng, lời khuyên của chúng tôi đối với gia chủ là cần thực hiện công tác khảo sát địa chất thật kỹ càng để xác định được nền đất khu vực thi công công trình, từ đó đưa ra được những giải pháp và phương án kỹ thuật phù hợp đảm bảo công trình đạt chất lượng tốt nhất.

Tính chất nền móng chính là yếu tố quan trọng thứ ba quyết định số lượng ép cọc bê tông cho công trình. Nếu khu vực thi công có nền đất cứng thì số lượng cọc cần sử dụng ít hơn và cọc không nên quá dài. Ngược lại, nếu nền đất yếu số lượng cọc cần nhiều hơn và cọc phải dài hơn.

Cách tính số lượng cọc ép cho nhà phố

Hiện nay, các ngôi nhà phố sử dụng loại cọc 200×200 hoặc cọc 250×250 một cách phổ biến và thi công chủ yếu bằng máy neo thủy lực có lực ép khoảng 40 đến 50 tấn.

Tùy thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột, độ sâu chôn móng mà ta tính được số lượng cọc bê tông trên một đài.

Thực tế cho thấy rằng số lượng cọc ép không phụ thuộc quá lớn vào độ sâu chôn móng. Vì vậy cách tính số lượng cọc ép được tính theo công thức dưới đây:

Tải trọng tường, tải trọng sàn, tải trọng động do quá trình sử dụng tổng cộng bằng 1,2-1,5 tấn/m2 x diện chịu tải của cột x hệ số moment 1.2x số tầng.

Xem Thêm : Cẩm nang phân biệt tất tần tật các loại củ ngoài chợ cho cô nàng vụng về

Áp dụng công thức trên ta có: 200×200 có sức chịu tải 20 tấn/đầu cọc, cho cột có diện chịu tải 20m2 (5×4). Suy ra số cọc = 1.2 x 1.2 x 5 x 20=144 tấn/20 = 7.2. Từ đó ta tính ra được số lượng cọc ép là 8 cọc.

Cách tính số lượng cọc ép

Xem Thêm : Gam màu là gì? Tông màu là gì? Ý nghĩa của 6 tông màu chính

Cách tính số lượng cọc ép

Cách tính chi phí ép cọc nhà phố

Trong quá trình xây nhà, bất kỳ ai trong chúng ta cũng hy vọng có thể tính toán được chi phí cho từng hạng mục, từ đó chuẩn bị được kinh phí dự trù chính xác. Phần móng là bộ phận quan trọng của ngôi nhà bởi nó quyết định chất lượng cũng như tính kiên cố, bền vững của ngôi nhà theo thời gian. Tuy nhiên, thi công phần móng lại tốn khoản chi phí không hề nhỏ.

Để giúp các bạn dễ hình dung hơn về cách tính chi phí ép cọc nhà phố và áp dụng đối với công trình nhà mình. Dưới đây sẽ là cách tính chi phí ép cọc nhà phố với quy mô 3 tầng ở nền đất yếu thông thường, cụ thể là:

+ Hiện nay chi phí làm móng cọc bằng phương pháp ép tải được tính như sau:

(250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) x (nhân công ép cọc thường là 20.000.000đ) + (hệ số đài móng: 0,2x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô).

+ Chi phí làm móng cọc bằng phương pháp khoan nhồi được tính theo công thức

(450.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) +(hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô).

Áp dụng với ngôi nhà phố có kích thước mặt tiền 5m, chiều sâu 10m, móng cọc ép tải với số lượng 10 tim, chiều dài cọc 10m ta sẽ tính được.

  • Chi phí làm móng cọc sử dụng phương pháp ép tải là:

(250.000x20x10) + 20.000.000 + (0.2x50x3.000.000 = 100.000.000VNĐ

  • Chi phí làm móng cọc sử dụng phương pháp khoan nhồi là:

(450.000x20x10)+(0.2x50x3.000.000) = 120.000.000VNĐ

Trên đây là cách tính số lượng cọc ép chuẩn nhất cho nhà phố giúp bạn có thêm những kinh nghiệm về thi công móng cọc cũng như tính toán được phương án kỹ thuật và nguồn kinh phí dự trù. Rất vui được đồng hành cùng các bạn trong những phút vừa qua, cảm ơn và hẹn gặp lại.

Click to rate this post! [Total: 4 Average: 5]

Nguồn: https://firstreal.com.vn
Danh mục: Tin Tức BĐS

Related Posts

Top 29 phân biệt sữa ensure thật và giả hay nhất, đừng bỏ qua

Dưới đây là danh sách phân biệt sữa ensure thật và giả hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Danh sách 29 phân biệt sữa blackmore thật giả hay nhất, bạn nên biết

Qua bài viết này firstreal.com.vn xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về phân biệt sữa blackmore thật giả hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Danh sách 20+ phân biệt mộc hương ta và mộc hương lai tốt nhất, bạn nên biết

Dưới đây là danh sách phân biệt mộc hương ta và mộc hương lai hay nhất được tổng hợp bởi firstreal.com.vn

Top 29 phân biệt cầu và lượng cầu tốt nhất, bạn nên biết

Duới đây là các thông tin và kiến thức về phân biệt cầu và lượng cầu hay nhất được tổng hợp bởi firstreal.com.vn

Top 20+ phân biệt chủng tộc ở việt nam hot nhất hiện nay

Duới đây là các thông tin và kiến thức về phân biệt chủng tộc ở việt nam hay nhất được tổng hợp bởi firstreal.com.vn

Top 20+ cách phân biệt khuôn mặt tốt nhất

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp cách phân biệt khuôn mặt hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng