Bản đồ hành chính huyện vũ thư tỉnh thái bình

Giới thiệu Sơ đồ tổ chức Cơ quan Đảng Tin tức Thông báo, báo cáo Thông tin hành chính công Thủ tục hành chính Dịch vụ công trực tuyến

Trụ sở: Thái Bình

1. Lịch sử phát triển

Vũ Thư ngày này được thành lập do hợp nhất hai huyện trước kia của tỉnh Thái Bình là Vũ Tiên và Thư Trì. Riêng 13 xã: Vũ Đông, Vũ Tây, Vũ Sơn, Vũ Lạc, Vũ Quý, Vũ Trung, Vũ Thắng, Vũ Công, Vũ Lễ, Vũ An, Vũ Ninh, Vũ Hòa, Vũ Bình sáp nhập về huyện Kiến Xương.

Bạn đang xem: Bản đồ hành chính huyện vũ thư tỉnh thái bình

2. Điều kiện tự nhiên

– Vị trí địa lý: Huyện Vũ Thư được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng phía Tây Nam, sông Trà Lý phía Bắc, phía Đông Nam giáp thành phố Thái Bình và huyện Kiến Xương. Huyện nằm kề với vùng tam giác kinh tế phía Bắc của cả nước, cách thành phố Hà Nội 100km, thành phố Hải Phòng 70km. Vũ Thư có ưu thế trong giao lưu trao đổi hàng hoá, tiếp thu khoa học công nghệ, khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cho mục tiêu phát triển KT – XH của huyện.

– Đặc điểm địa hình: Là huyện đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng với địa hình khá bằng phẳng. Cao độ tính trung bình từ 1 – 1,5 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng, cùng với sự tác động của con người nên địa hình huyện có đặc điểm cao, thấp khác nhau. Nhìn chung địa hình có dạng sóng lượn, dải đất thấp chạy ven sông Hồng và sông Trà Lý, dải đất cao nằm ở giữa chạy dọc sông Kiến Giang.

– Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa chủ yếu trong năm. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 23 – 24oC, lượng mưa lớn, chiếm 80-85% lượng mưa cả năm. Mùa lạnh và khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình là 20oC, nhiệt độ tối thấp 4,1oC, lượng mưa ít, chiếm 15 – 20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng bức xạ mặt trời 8300oC – 8500oC, lượng mưa từ 1.400 – 1.800 mm, số giờ nắng bình quân 1.600 – 1.700 giờ trong năm, độ ẩm không khí 85 – 90%, lượng bốc hơi 723 mm/năm.

– Thuỷ văn: Trên địa bàn huyện có 2 sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Trà Lý. Ngoài hai sông chính còn có sông Kiến Giang, sông Búng, sông Cự Lâm, sông Lạng, sông Bạch … và hệ thống kênh mương dày đặc. Sông Hồng chảy qua phía Tây Nam của huyện, có chiều dài 34 km bao quanh 15 xã là ranh giới tự nhiên giữa Vũ Thư với tỉnh Nam Định. Sông Trà Lý là chỉ lưu của sông Hồng chảy qua huyện ở phía Bắc có chiều dài 23 km bao quanh 8 xã. Sông Trà Lý là ranh giới tự nhiên giữa huyện Vũ Thư với huyện Đông Hưng và Hưng Hà.

– Tài nguyên: Tài nguyên: Diện tích đất tự nhiên 19.693,9 ha, Trong đó:

– Đất nông nghiệp: 13.102,5 ha

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 11.279,4 ha

Đất trồng cây hàng năm: 9.727,2 ha

(đất lúa, lúa màu 8.081,9 ha).

Đất trồng cây lâu năm: 1.552,2 ha.

+ Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 1.650,6 ha.

+ Đất nông nghiệp khác: 172,5 ha

– Đất phi nông nghiệp: 6.536,1 ha

+ Đất ở: 1.689,2 ha

+ Đất chuyên dùng : 3.262,5 ha

+ Đất cơ sở tôn giáo: 52,0 ha

+ Đất cơ sở tín ngưỡng: 42,4 ha

+ Hỏa táng 243,5 ha

+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: 1.225,8 ha

+ Đất có mặt nước chuyên dùng: 19,9 ha

+ Đất phi nông nghiệp khác: 0,8 ha

– Nhóm đất chưa sử dụng: 55,3 ha

– Xã có diện tích lớn nhất là xã Việt Hùng: 1.009,9 ha

– Xã có diện tích nhỏ nhất là Thị trấn: 118,1 ha.

Xem Thêm : List xăm hình ngôi sao giá bao nhiêu

3. Điều kiện kinh tế – xã hội

– Về phát triển kinh tế: Trồng trọt thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu giống lúa đã chuyển những giống dài ngày, năng suất và chất lượng thấp được thay thế bằng giống ngắn ngày, có năng suất và chất lượng cao. Các khâu sản xuất đã được cơ giới hóa nhanh, đã hình thành và mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo mô hình “Cánh đồng lớn”. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại tập trung, thực hiện theo phương thức nuôi công nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, TMDV ngày càng phát triển. Các nhóm nghề phát triển khá như chế biến nông sản thực phẩm, gỗ, lâm sản và may mặc. Hoạt động của các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp ổn định.

– Văn hoá – Xã hội: Huyện Vũ Thư có truyền thống cách mạng, nhân dân lao động cần cù, sáng tạo. Trên địa bàn huyện hiện có 71 di tích lịch sử, văn hóa ở 27/30 xã, thị trấn đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa các cấp, trong đó có 15 di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia và 56 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh. Các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện đều được xây dựng từ hàng chục năm trước, thậm chí một số di tích có niên đại vài trăm năm. Các công trình tôn giáo, di tích lịch sử được quan tâm bảo tồn, tôn tạo. Trong đó, Chùa Keo được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt cùng với 10 di tích khác của cả nước;…Hoạt động thông tin, truyền thông, báo chí, phát thanh, truyền hình được triển khai tốt, đúng định hướng, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân; phối hợp với các tổ chức truyền thông đưa tin, quảng bá về hoạt động du lịch tâm linh, du lịch sinh thái tại một số địa danh trên địa bàn huyện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được duy trì và phát triển sâu rộng. Các thôn, làng đã xây dựng và triển khai thực hiện quy ước nếp sống văn hoá; xây dựng gia đình văn hoá trở thành nhu cầu của mỗi gia đình, phong trào xây dựng gia đình hoà thuận, chung sức làm giàu chính đáng phấn đấu trở thành gia đình văn hoá phát triển mạnh. Phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh; Cán bộ đảng viên và nhân dân trong huyện đoàn kết, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp, tích cực thi đua lao động, học tập và công tác, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm, không còn hộ đói. Nhân dân tích cực hưởng ứng đóng góp công sức, tiền của xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế … An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, dân chủ ở cơ sở ngày càng được phát huy. Với những nỗ lực và đổi mới, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở Vũ Thư đi vào chiều sâu, chất lượng và tạo nền tảng văn hoá vững chắc, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, góp sức cùng thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Xem thêm: Con Ơi À Ơi Đây Là Giấc Ngủ Ban Đầu, Rồi Hai Mươi Năm Sau

Đảng bộ huyện có 52 TCCS đảng, những năm qua công tác xây dựng Đảng tiếp tục đạt kết quả quan trọng, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên. MTTQ và các đoàn thể nhân dân tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện.

II. Thông tin về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức, đơn vị trực thuộc

1. Văn phòng HĐND – UBND huyện

Chánh VP:

Phó CVP: Phan Quang Thắng

Phó CVP: Bùi Minh Đức

Phó CVP: Lê Thị Thanh Huyền

Số điện thoại cơ quan:

Tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về: Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.

2. Phòng Kinh tế hạ tầng huyện

Trưởng phòng: Tô Thế Hệ

Phó trưởng phòng: Cao Vũ Thạch

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; khoa học và công nghệ.

3. Phòng Giáo dục Đào tạo huyện

Trưởng phòng: Vũ Minh Quyết

Phó trưởng phòng: Nguyễn Đức Thuận

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

4. Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện

Trưởng phòng: Trần Đức Toản

Phó trưởng phòng: Đỗ Văn Đồng

Phó trưởng phòng: Phạm Văn Khảng

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn;

5. Phòng Lao động TBXH huyện

Trưởng phòng: Phạm Chí Dũng

Phó trưởng phòng: Nguyễn Đức Hải

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

6.Phòng Nội vụ huyện

Xem Thêm : 1099 Đô la Mỹ đến Đồng việt nam | Đổi 1099 USD VND

Trưởng phòng: Nguyễn Mạnh Phú

Phó trưởng phòng: Nguyễn Thị Chiến

Phó trưởng phòng: Nguyễn Thị Như

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tín ngưỡng, tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua – khen thưởng.

7. Phòng Văn hóa thông tin huyện

Trưởng phòng: Đỗ Ngọc Trung

Phó trưởng phòng: Vũ Như Học

Phòng Văn hoá và Thông tin huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.

8. Phòng Tài chính kế hoạch huyện

Trưởng phòng: Lại Thi Tuyển

Phó trưởng phòng: Nguyễn Ngọc Ánh

Phó trưởng phòng: Phạm Thị Thanh Tâm

Phó trưởng phòng: Lại Anh Tuấn

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.

9. Phòng Tài nguyên Môi trường huyện

Trưởng phòng: Nguyễn Đức Thiện

Phó trưởng phòng: Hà Anh Tuấn

Phó trưởng phòng: Phạm Duy Long

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ.

10. Phòng Tư pháp huyện

Trưởng phòng: Trần Ngọc Ánh

Phó trưởng phòng: Vũ Xuân Kỳ

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

11. Phòng Y tế huyện:

Trưởng phòng: Nguyễn Thừa Vũ

Phòng Y tế huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.

Xem thêm: Kho Sim Số Đẹp Trả Sau Của Nhà Mạng Viettel 10 Số Cam Kết Chính Chủ

12. Thanh tra huyện

Chánh thanh tra: Trần Thanh Hải

Phó chánh thanh tra: Nguyễn Mạnh Đoàn

Thanh tra huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Nguồn: https://firstreal.com.vn
Danh mục: Tài Chính

Related Posts

Mức phạt tiền thuế chậm nộp? Cách tính và cách hạch toán?

cách tính tiền chậm nộp thuế gtgt 2021

Bảng giá bảo dưỡng xe máy Honda mất bao nhiêu tiền – Giá mùa tết

thay phốt xe máy bao nhiêu tiền

Cách viết công văn xin giảm tiền thuê văn phòng chuẩn chỉnh từ A-Z

công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng

Mất tiền trong tài khoản ngay sau cuộc gọi của “nhân viên ngân hàng”

techcombank làm mất tiền của khách

Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 9 tháng 1 năm 2022

kqxs tiền giang 9/1/2022

Thay màn hình Oppo A5s giá bao nhiêu tiền? Bảng giá

thay màn hình oppo a5s hết bao nhiêu tiền