NỘI DUNG CÁC MODULE BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN TIỂU HỌC

Quy định mới về bồi dưỡng thường xuyên với giáo viên phổ thông

MỤC LỤC VĂN BẢN *

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO –

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –

Số: 17/2019/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2019

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤCPHỔ THÔNG

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng6 năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CPngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chínhphủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 củaChính phủ quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức, viên chức;

Căn cứ Biên bản họp thẩm định ngày26 tháng 10 năm 2018 của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng thường xuyêngiáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;

Theo đề nghị của Cục trưởng CụcNhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành Thông tư ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sởgiáo dục phổ thông.

Bạn đang xem: Nội dung các module bồi dưỡng thường xuyên tiểu học

Điều 1.Ban hành kèm theo Thôngtư này Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Điều 2.Thông tư này có hiệu lựcthi hành kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2019

Thông tư này thay thế Thông tư số30/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông;Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơsở; Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học.

Điều 3.Chánh Văn phòng, Cụctrưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị liên quanthuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức vàcá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:– Văn phòng Chính phủ; – Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; – Các sở giáo dục và đào tạo; – Công báo; – Trang thông tin điện tử của Chính phủ; – Trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo; – Lưu: VT, Vụ PC, Cục NGCBQLGD (10 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Hữu Độ

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐTngày 01 tháng 11 năm2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. Mục đích

Chương trình bồi dưỡng thường xuyêngiáo viên cơ sở giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việclàm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáoviên cơ sở giáo dục phổ thông; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biênsoạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất,năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, đáp ứngyêu cầu vị trí việc làm, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên cơ sở giáo dụcphổ thông đối với yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông và yêu cầu của chuẩnnghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

II. Đối tượng bồidưỡng

Chương trình bồi dưỡng thường xuyêngiáo viên cơ sở giáo dục phổ thông áp dụng đối với giáoviên đang giảng dạy ở trường tiểu học, trường trung học cơsở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trườngchuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú (sauđây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông).

III. Nội dung chươngtrình bồi dưỡng

Chương trình bồi dưỡng thường xuyêngiáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thuộc hình thức bồi dưỡng theo yêu cầu của vịtrí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm, baogồm:

1. Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiếnthức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cấp học của giáo dục phổ thông (gọi là Chương trình bồi dưỡng01): Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồidưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục phổ thông, chương trình giáodục phổ thông, nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáodục phổ thông.

2. Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiếnthức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thôngtheo từng thời kỳ của mỗi địa phương (gọi là Chương trình bồi dưỡng 02): Sở giáodục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về pháttriển giáo dục phổ thông của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục phổthông, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với cácdự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (nếu có).

3. Chương trình bồi dưỡng phát triểnnăng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm (gọi là Chương trình bồi dưỡng03): Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm pháttriển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Số lượngmô đun tự chọn đảm bảo quy định về thời lượng bồi dưỡng tạiKhoản 2 Mục IV của Chương trình này. Các mô đun bồi dưỡng, cụ thể như sau:

u cầu bồi dưỡng theo Chuẩn

Mã mô đun

Tên và nội dung chính của mô đun

Yêu cầu cần đạt

Thời gian thực hiện (tiết)

Lý, thuyết

Thực hành

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I. Phẩm chất nhà giáo

GVPT

01

Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay

1. Phẩm chất đạo đức của nhà giáo trong bối cảnh hiện nay.

2. Các quy định về đạo đức nhà giáo.

3. Tự bồi dưỡng, rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo.

– Phân tích được thực trạng đạo đức của nhà giáo trong bối cảnh hiện nay (những bất cập, những bài học từ việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, những tấm gương đạo đức nhà giáo tác động đến hoạt động giáo dục đạo đức và dạy học học sinh); Liên hệ với các cấp học;

– Vận dụng được các quy định về đạo đức nhà giáo để xây dựng và thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng, rèn luyện bản thân nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;

– Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo.

8

12

GVPT

02

Xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay

1. Nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay.

2. Những yêu cầu về phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay; kỹ năng xử lý tình huống sư phạm.

3. Xây dựng và rèn luyện tác phong, hình thành phong cách nhà giáo.

– Phân tích được thực trạng và những yêu cầu về phong cách đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông nói chung, đối với giáo viên từng cấp học nói riêng trong bối cảnh hiện nay;

– Vận dụng để thực hành, xử lý các tình huống ứng xử sư phạm trong các cơ sở giáo dục phổ thông và đề xuất được giải pháp để rèn luyện tác phong, phong cách nhà giáo phù hợp với từng cấp học, vùng, miền (Các kỹ năng kiềm chế cảm xúc bản thân, kỹ năng giải quyết xung đột;…);

– Hỗ trợ được đồng nghiệp trong rèn luyện tác phong và hình thành phong cách nhà giáo.

8

12

II. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

GVPT

03

Phát triển chuyên môn của bản thân

1. Tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn của bản thân.

2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để phát triển chuyên môn của bản thân.

3. Nội dung cập nhật yêu cầu đổi mới nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Xem Thêm : Tổng quan về dòng tiền trong doanh nghiệp – Open End JSC

– Phân tích được tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn của bản thân đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;

– Vận dụng được nội dung cập nhật yêu cầu đổi mới nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân trong hoạt động dạy học và giáo dục đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với giáo viên từng cấp học, vùng, miền (Yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông; Đổi mới sinh hoạt chuyên môn; Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; Lựa chọn và sử dụng học liệu dạy học; Phát triển chuyên môn giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông thông qua kết nối, chia sẻ tri thức trong cộng đồng học tập;….);

– Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn của bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

16

24

GVPT

04

Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

1. Những vấn đề chung về dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Phát triển được chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

– Trình bày được một số vấn đề chung về dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông nói chung, phù hợp với đặc thù cấp học, vùng, miền;

– Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dạy học, giáo dục và tổ chức dạy học, giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình môn học, hoạt động giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với đặc thù cấp học, vùng, miền;

– Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

16

24

GVPT

05

Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

1. Những vấn đề chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

2. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

3. Vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

– Phân tích được những vấn đề chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với từng cấp học;

– Vận dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục để tổ chức dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh phù hợp với từng cấp học (Dạy học tích hợp; Dạy học phân hóa; Tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật; Giải pháp sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm; Phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực;…);

– Hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

16

24

GVPT

06

Kiểm tra, đánh giá học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh

1. Những vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Phương pháp, hình thức, công cụ kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Vận dụng phương pháp, hình thức, công cụ trong việc kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cơ sở giáo dục phổ thông.

– Trình bày được các vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá; phương pháp, hình thức và kỹ thuật kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với từng cấp học;

– Vận dụng các phương pháp, hình thức và công cụ kiểm tra, đánh giá; phương thức xây dựng các tiêu chí, ma trận, các câu hỏi đánh giá năng lực học sinh, đề kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, sự tiến bộ của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông;

– Hỗ trợ đồng nghiệp triển khai hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.

16

24

GVPT

07

Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục

1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của từng đối tượng học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Quy định và phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học, giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Vận dụng một số hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông trong hoạt động dạy học và giáo dục.

Xem thêm: Phim Của Yoon Kye-Sang Phim Và Chương Trình Truyền Hình, Yoon Kye Sang

– Phân tích được các đặc điểm tâm lý của các đối tượng học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông (chú trọng việc phân tích được tâm sinh lý của học sinh đầu cấp và cuối cấp đối với học sinh tiểu học, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn…);

– Vận dụng các quy định về công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh để thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Vận dụng được một số hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông trong hoạt động dạy học và giáo dục: Tạo động lực học tập; tổ chức hoạt động trải nghiệm (đối với học sinh tiểu học); tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (đối với học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông); Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống; Hỗ trợ tâm lý cho học sinh đầu cấp, cuối cấp (đối với học sinh tiểu học);…

– Hỗ trợ đồng nghiệp triển khai hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

16

24

III. Xây dựng môi trường giáo dục

GVPT

08

Xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông

1. Sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Các giá trị cốt lõi và cách thức phát triển văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Một số biện pháp xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

– Phân tích được sự cần thiết, giá trị cốt lõi (văn hóa ứng xử trong lớp học, trong nhà trường;…); Cách thức xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông;

– Vận dụng được một số biện pháp xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường; Vận dụng một số biện pháp xây dựng và phát triển mối quan hệ thân thiện của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông; Tạo dựng bầu không khí thân thiện với đồng nghiệp trong thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông; Giáo dục về bảo tồn và phát huy văn hóa thể hiện được bản sắc vùng miền, dân tộc;…

– Hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

8

12

GVPT

09

Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông

1. Một số vấn đề khái quát về quyền dân chủ trong trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Biện pháp thực hiện quyền dân chủ của giáo viên và học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Biện pháp thực hiện quyền dân chủ của cha mẹ học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

– Trình bày được một số vấn đề khái quát về quyền dân chủ trong các cơ sở giáo dục phổ thông (Khái niệm, vai trò, quy định,…); Một số biện pháp thực hiện quyền dân chủ của giáo viên và học sinh, cha mẹ học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông;

– Vận dụng được một số biện pháp thực hiện, phát huy quyền dân chủ của học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên;

– Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện và phát huy quyền dân chủ của học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên.

8

12

GVPT

10

Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông

Xem Thêm : Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Đái Tháo Đường Theo Ada 2013

1. Vấn đề an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay.

2. Quy định và biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Một số biện pháp tăng cường đảm bảo trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay.

– Phân tích được thực trạng vấn đề an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay;

– Vận dụng được các quy định và các biện pháp (trong đó chú trọng vận dụng được các biện pháp quản lý lớp học hiệu quả, giáo dục kỷ luật tích cực, giáo dục phòng chống rủi ro, thương tích, xâm hại cho học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông;…) để xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;

– Hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

16

24

IV. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

GVPT

11

Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông

1. Vai trò của việc tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ của học sinh và các bên liên quan.

2. Quy định về mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan.

3. Biện pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ của học sinh và các bên liên quan.

– Phân tích được vai trò của việc tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong các cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với đặc thù cấp học;

– Vận dụng được các quy định hiện hành và các biện pháp để tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong các cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với đặc thù cấp học;

– Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng các biện pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

8

12

GVPT

12

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông

1. Sự cần thiết của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Quy định của ngành về việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Biện pháp tăng cường hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

– Phân tích được sự cần thiết của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy học học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông;

– Trình bày và vận dụng được quy định của ngành về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy học học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông; Vận dụng được các kỹ năng cung cấp, tiếp nhận, giải quyết kịp thời các thông tin từ gia đình về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông để xây dựng và thực hiện các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ, động viên học sinh học tập và thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông;

– Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện hiệu quả kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

8

12

GVPT

13

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông

1. Sự cần thiết của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường; quy định tiếp nhận thông tin từ các bên liên quan về đạo đức, lối sống của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Một số kỹ năng tăng cường hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

– Trình bày được quy định của ngành về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông;

– Vận dụng được các quy định, quy tắc văn hóa ứng xử và kỹ năng để giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi và thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông;

– Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện hiệu quả kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

8

12

V. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

GVPT

14

Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông

1. Tầm quan trọng của việc sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay.

2. Tài nguyên học ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Phương pháp tự học và lựa chọn tài nguyên học ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc để nâng cao hiệu quả sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

– Phân tích được tầm quan trọng của việc sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay;

– Lựa chọn được tài nguyên và vận dụng được phương pháp tự học ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc để nâng cao hiệu quả sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông;

– Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc lựa chọn tài nguyên và vận dụng được phương pháp tự học ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc để nâng cao hiệu quả sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

8

12

GVPT

15

Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông

1. Vai trò của công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Các phần mềm và thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

– Trình bày được vai trò của công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông;

– Vận dụng các phần mềm, học liệu số và thiết bị công nghệ (internet; trường học kết nối; hệ thống quản lý học tập trực tuyến: LMS, TEMIS…) để thiết kế kế hoạch bài học, kế hoạch giáo dục và quản lý học sinh ở trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông; trong hoạt động tự học, tự bồi dưỡng;

– Hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

16

24

IV. HƯỚNG DẪN THỰCHIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Việc thực hiện Chương trình bồi dưỡngthường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông gồm 03 chương trình bồi dưỡngđược quy định tại mục III của Chương trình này.

2. Thời lượng bồi dưỡng:

a) Mỗi giáo viên cơ sở giáo dục phổthông thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên đảm bảo thời lượng cụ thểnhư sau:

– Chương trình bồi dưỡng 01: Khoảng01 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);

– Chương trình bồi dưỡng 02: Khoảng01 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);

– Chương trình bồi dưỡng 03: 01 tuần/nămhọc (40 tiết/năm học);

b) Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạchgiáo dục của địa phương trong từng năm học, các cấp quản lý giáo dục có thểthay đổi thời lượng Chương trình bồi dưỡng 01 và Chương trình bồi dưỡng 02 phùhợp nhưng không thay đổi thời lượng Chương trình bồi dưỡng03 của mỗi giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (đảm bảo thời lượng 120 tiết/năm);

c) Căn cứ Chương trình bồi dưỡng 03,giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp vớinhu cầu phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của cá nhân trong từng năm đảmbảo thời lượng theo quy định.

Xem thêm: Top 10 Huyền Thoại Sbc Ở Thành Phố Mang Tên Bác, An Ninh Trật Tự

3. Việc triển khai thực hiện Chươngtrình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiệnhàng năm theo Quy chế bồi dưỡng thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành./.

Nguồn: https://firstreal.com.vn
Danh mục: Tài Chính

Related Posts

Mức phạt tiền thuế chậm nộp? Cách tính và cách hạch toán?

cách tính tiền chậm nộp thuế gtgt 2021

Bảng giá bảo dưỡng xe máy Honda mất bao nhiêu tiền – Giá mùa tết

thay phốt xe máy bao nhiêu tiền

Cách viết công văn xin giảm tiền thuê văn phòng chuẩn chỉnh từ A-Z

công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng

Mất tiền trong tài khoản ngay sau cuộc gọi của “nhân viên ngân hàng”

techcombank làm mất tiền của khách

Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 9 tháng 1 năm 2022

kqxs tiền giang 9/1/2022

Thay màn hình Oppo A5s giá bao nhiêu tiền? Bảng giá

thay màn hình oppo a5s hết bao nhiêu tiền